...

Trang Pháp Âm HT Tuyên Hóa


Trang Pháp Âm - Khai Thị - Giảng Kinh của HT Tuyên Hóa , Nhấn vào đây để vào trang chủ

Friday, 26 March 2010

Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGHIỆP LÀNH : Không sát sinh



Không có sự vui mừng nào hơn sự vui mừng khỏi bị giết. Cũng chẳng có ân huệ nào hơn ân huệ không hại mạng.

Khi một con chim sặp bị cắt cổ nhổ lông, một con cá sặp bị chặt kỳ, đánh vẩy, thế mà được thả ra, thì hãy tưởng tượng nỗi vui sướng của chúng, lớn lao là bao nhiêu ! Chim sẽ nhảy nhót, tung bay, kêu hót giữa khoảng trời rộng; cá sẽ vùng vẫy, bơi lội, giữa khoảng nước sâu. Thế mới rõ, thoát nạn giết hại, chúng sanh nào lại không khấp khởi vui mừng? Cho nên, không sát sanh mà lại phóng sanh là nghiệp lành đứng đầu trong Thập Thiện Nghiệp.

Không sát sanh cũng như không ăn thịt chúng sanh thì khỏi phạm hai tội lớn sau đây:

a) Giết hại các bực vị lai Phật. Vì Phật nói: “Tất cả chúng sinh đều là chư Phật vị lai”

b) Giết lộn bà con nhiều đời, ăn lầm bà con nhiều kiếp.

Trong kinh Bồ Tát giới có nói: “Tất cả lục đạo chúng sinh đều là họ hàng ta, cha mẹ ta đã chết đi rồi sanh lại trong nhiều đời nhiều kiếp”.

Người hằng ngày không sát sanh thì trong đời sống hiện tại sẽ mở rộng thêm lòng từ bi, là một nhân chánh để tu hành thành Phật, và được mười pháp lành, như kinh Thập Thiện Nghiệp đạo đã nói, dưới đây:

a) Tất cả chúng sinh đều kính mến
b) Lòng từ bi mở rộng đối với tất cả chúng sinh
c) Trừ sạch thói quen giận hờn
d) Thân thể thường được khỏe mạnh
đ) Tuổi thọ được lâu dài
e) Thường được Thiên thần hộ trợ
ê) Ngủ ngon giấc và không chiêm bao giữ
g) Trừ hết các mối oán thù
h) Khỏi bị đọa vào ba đường ác.
i) Sau khi chết, được sanh lên cõi Trời.

Trích từ Phật Học Phổ Thông
Nếu muốn được quả làm người thì phải gieo nhân làm người. Nhân làm người là sự chuyên giữ năm giới (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu). Với nhân nầy, ta được cái quả trong hiện tại là mọi người từ trong gia đình quyến thuộc cho đến ngoài xã hội, đều thương yêu quí trọng.

Nhưng nếu chúng ta muốn tiến xa hưon một bực nữa, chúng ta gắng tu Thập Thiện Nghiệp, chúng ta sẽ hưởng được cuộc sống an lạc trong hiện tại và đời sau, chúng ta sẽ sanh lên sáu từng Trời cõi Dục, hưởng cảnh vui thú, an nhàn.

Nếu chúng ta muốn vượt khỏi ba cõi thế gian, để chứng quả tam thăng (Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát), ta phải tu nhân Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên và Lục Độ. Tuy thế, muốn thực hiện được các môn tu nầy, không thể bỏ qua được môn tu Thập Thiện Nghiệp. Thập Thiện Nghiệp như là nấc thang quan trọng cần phải vượt qua, nếu muốn trèo lên cao nữa. Nó như là cơ sở căn bản, hạ tầng vững chắc nhất, để xây dựng lau đài cao lớn lên trên. Vì lẽ đó, người ta nói Thập Thiện Nghiệp là cội gốc của tất cả các pháp lành thế gian và xuất thế gian

Mười nghiệp lành chia ra như sau:a) Về Thân có ba: Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dật.b) Về Khẩu có bốn: Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác.c)Về Ý có ba: Không tham lam, không giận hờn, không si mê.

Sunday, 21 March 2010

Giá trị cuộc sống - Phương Mai

Thật may mắn khi ta có mặt trên cuộc đời này ! Thật may mắn khi ta có cuộc sống hạnh phúc ! Và thật may mắn khi ta sở hữu mọi thứ, những thứ thật giản dị, thật bình thường: Nhờ chúng mà ta nhìn cuộc đời bằng lăng kính gần gũi yêu thương. Thấy được cuộc đời này không phải là màu hồng hào nhoáng. Có nhiều lúc tuyệt vọng rồi chợt nhận ra rằng: Còn biết bao điều hạnh phúc là những điều giản dị xung quanh. Chỉ vậy thôi nhưng đã giúp ta hiểu được giá trị của cuộc sống. Ta sẽ tự nhủ: nếu biết trân trọng và nuôi dưỡng thì hạnh phúc sẽ tràn đầy. Không phải cứ làm việc gì to tát thì mới có ý nghĩa. Ý nghĩa thực sự là khi ta có thể đem đến niềm vui và hạnh phúc cho mọi người.

Chắp cánh ước mơ - ảnh Tạ Văn Mãnh



     Ta không hoài nghi về cuộc sống này,
     Ta phân biệt rõ ràng trắng, đen, tốt, xấu
     Ta không để mọi việc mờ mờ ảo ảo
     Ta thích thì cứ bảo rằng thích
     Ta không thích thì cứ bảo rằng không
     Ta xấu thì phải cố gắng làm cho đẹp
     Ta đẹp thì cố gắng giữ cho tốt đẹp hơn.
     Hãy sống trong yêu thương:
Vì yêu thương là tha thứ. Và tha thứ chính là vượt qua sự công bằng. Tha thứ là chấp nhận mình khờ khạo và luôn nhận thiệt thòi về phía mình. Hỏi rằng trên cuộc đời này có mấy ai làm được như thế? Khi ta vẫn còn biết tự ái, giận hờn, oán trách, khi không vui ta còn nổi giận, cáu gắt. Nhưng nếu tha thứ thì tâm hồn sẽ thanh thản, nhẹ nhàng. Và sẽ không đủ nếu ta chỉ biết tha thứ cho người khác mà đôi khi ta cũng phải học cách tha thứ cho chính mình.
Hãy biết chia sẻ;

  Luôn đặt mình vào vị trí của người để biết rằng ta đau thì người cũng đau như ta vậy. Hãy lắng nghe và quan tâm đến mọi người xung quanh, có thể ta không giúp gì được cho họ. Nhưng ít nhất ta cũng đã nghe họ nói và hiểu họ đang cần gì. Đôi khi cũng phải cần chia sẻ trong im lặng vì im lặng là cách chia sẻ tốt nhất.

  Tôi đã học được rằng: hạnh phúc là biết mình đang được sống, đang được khỏe mạnh, đang được yêu thương và đang hướng đến sự hoàn thiện. Ta được sống và biết mình đang sống trong hòa bình, ta có tự do, có thể làm tất cả những gì ta muốn. Ta trân trọng những giây phút quý báo của cuộc sống, ta cảm ơn cuộc đời mỗi sáng thức giấc ta biết ta vẫn còn sống, vẫn còn thở, vẫn còn tồn tại vẫn có ích cho đời, cho người thân cho bạn bè cho xã hội thì đó cũng là hạnh phúc. Ta có đầy đủ sức khỏe không bệnh tật, ta có hình hài trọn vẹn, trí tụê sáng suốt thì có hạnh phúc nào bằng. Hãy nhìn những người phải đấu tranh với sự sinh tồn hằng ngày, hằng giờ khi sự sống của họ phải đếm trên đầu ngón tay. Hoặc những người phải đánh đổi tất cả nhà cửa, tiền bạc chỉ để được sống. Những người thân thể không trọn vẹn, trí óc không minh mẫn họ phải sống lệ thuộc vào người khác, họ không thể làm được việc gì dù là việc nhỏ cho bản thân mình. Thì ta sẽ thấy mình là người hạnh phúc nhất.

   Ta hạnh phúc không khi người xung quanh ta đau khổ? Ta bất chấp để tìm hạnh phúc cho riêng mình thì hạnh phúc đó có tồn tại không? Câu trả lời là không !Ta có cuộc sống đầy đủ, no ấm, sung sướng thì hãy nhớ còn biết bao người đói khổ đang cần được giúp đỡ. Ta được sống trong tình thương của cha mẹ, ông bà thì hãy nhớ còn biết bao mảnh đời cơ nhỡ, bơ vơ. Ta được thông minh, sáng suốt thì hãy nhớ trên cuộc đời này còn biết bao thân phận ngờ nghệch, không may. Ta được sống trong hòa bình thì hãy nhớ trên thế giới này có những nơi vẫn còn hiểm họa chiến tranh. Hãy một lần nhìn lại, hãy một lần suy tư. Ta hãy làm tất cả những gì có thể dù là ít ỏi nhưng đó là phần thưởng quý giá. Sống là phải vươn lên nhưng đôi khi ta cũng phải biết quay đầu nhìn lại để cảm nhận và chia sẻ với những người bất hạnh hơn mình. Hãy giúp họ thấy được rằng đâu đây còn có một thiên đường. Đó mới là hạnh phúc thực sự. Ta có gia đình, có cha mẹ thương con, có vợ chồng hòa thuận, có con  cái hiếu thuận ngoan hiền, có bạn bè thâm giao tri kỷ. Ta biết được rằng ta đang sống trong tình yêu thương của mọi người. Ta cảm nhận được sự chăm sóc, lo lắng, bảo bọc, chở che thì hãy biết rằng ta đang hạnh phúc. Khi đã có cuộc sống đầy đủ như thế thì tâm hồn ta phải biết tự hoàn thiện. Hạnh phúc là sống đúng với bản thân mình, sống là không từ bỏ ước mơ, sống là đứng lên sau mỗi lần vấp ngã và sống là hãy biết mỉm cười. Cuộc sống luôn dành cho ta những niềm vui, nỗi buồn, nụ cười, nước mắt, thành công và thất bại. Có những điều tưởng chừng rất đơn giản nhưng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Hạnh phúc thực sự là gì khi ta không biết nắm giữ nó, cuộc sống sẽ khổ đau và đầy nước mắt khi ta không biết trân trọng những gì mình đang có. Vậy hạnh phúc là gì nhỉ? Là yêu thương là tha thứ là chia sẻ là cảm thông là thấy bình yên nơi cuộc sống này
 
 Phương Mai

Nhất Niệm Vô Minh Tức Ðọa Luân Hồi

Người trên thế gian đều ở trong cảnh sống mê chết mộng, không có lúc nào tỉnh ngộ để tìm ra lối thoát khỏi luân hồi. Từ thời vô thuỷ đến nay, chúng sanh bị vô minh đưa đẩy, đi trong sáu nẻo luân hồi, sống rồi chết, chết rồi sống, quẩn quanh lên xuống  không có hạn kỳ.
     Cuộc đời như một vở tuồng. Trong tuồng, khi thì đóng vai vua, vui thú với vinh hoa, phú quý; khi thì đóng vai ăn mày, chịu đủ thứ khổ nạn. Khi Làm hoàng đế thì không biết cái lúc khổ làm thân ăn mày; làm ăn mày không biết cái vui khi làm vua. Những cảnh bi hoan ly hợp thoáng qua như trong nháy mắt, chẳng khác gì một giấc mơ xuân.
     Nghiệp chướng của mình, tăng nhiều hay ít? Không hay biết. Ðức hạnh của mình gieo trồng được bao nhiêu? Không hay biết. Không hay biết tức là vô minh, vô minh là gốc rễ của sanh tử. Nếu không vô minh thì đâu có còn bị khổ trong cảnh luân hồi. Mục đích của chúng ta tu đạo là phá vô minh, chuyển thức thành trí, chuyển thức a- lại-da thành trí Ðại Viên Kính.
     Người có vô minh của người, thú vật có vô minh của thú vật, cho đến quỷ đói, chúng sanh địa ngục, mỗi loài đều có vô minh riêng. Trong chỗ vô minh, các chúng sanh tìm lối ra (ra khỏi tam giới), nhưng càng tìm càng hồ đồ, tìm không ra lối, vẫn chịu khổ sở trong luân hồi. Tại sao? Bởi vì vọng tâm tác quái, và không biết dùng chân tâm (trí huệ) đến kiếm lối ra.
     Vô minh tức không có trí huệ. Người không có trí huệ thì bất luận làm việc gì cũng làm trong sự điên đảo, lấy trái cho là phải và ngược lại. Biết rõ điều sai quấy mà vẫn làm, ấy chỉ vì vô minh che lấp khiến ta phải lầm đường. “ Chọn đường gai góc mà đi,’’ thì vĩnh viễn không kiếm ra đường chánh.
     Kẻ học Phật pháp, cần phải phá vô minh này, cho pháp tánh hiển lộ. Bởi có vô minh, nên vui vẻ mà làm chuyện hồ đồ. Có các loại tà tri tà kiến này nên tâm tự tư, ích kỷ mới nổi lên tác quái, mất hết cả sự công bằng và vô tư. Từ đó, mỗi kiếp sanh ra là mỗi lần đi xuống, cho đến tận cùng là kiếp súc sanh, hoặc làm thân con kiến, hoặc làm thân con muỗi, lúc đó chỉ còn chút xíu tri giác mà thôi, Vậy mà vẫn tham, tham không biết chán, vẫn hành động trong hồ đồ. Quý vị coi! Các loại động vật đều có tánh cả. Các chúng sanh vốn sẵn có Phật tánh, nhưng không hoàn toàn, ấy bởi lý do “tánh hóa linh tàn,’’ cho nên chúng ngu si, thường xuyên sống trong vô minh.
     Con người tuy gọi là vạn vật chi linh, có trí huệ, nhưng lại tạo ra nghiệp ác, cũng vì lý do vô minh che khuất trí huệ, nên mới lấy vọng tâm làm hành động. Có câu kệ tụng nói về tác dụng của cái “tâm’’ ( ¤ß ), nay tôi lược giải ra như sau:
 
           Tam điểm như tinh bố
           Loan câu tự nguyệt nha
           Phi mao tòng thử khởi
           Tác Phật dã do tha
Dịch nghĩa:
          
          Ba chấm như sao bầy
          Móc cong như trăng mới
          Mang lông từ đây ra
          Thành Phật cũng từ đấy.
 
     Tam điểm như tinh bố: Trên đầu của chữ “tâm’’ là ba chấm, giống như mấy ngôi sao ở trên trời  bầy thành một hàng.
     Loan câu tự nguyệt nha: Ở dưới chữ “tâm’’ là một cái móc cong, giống như vầng trăng mới vào các ngày mồng ba hay mồng bốn âm lịch, nằm cong cong trên bầu trời.
     Phi mao tòng thử khởi: Phi mao, đái giác, là mang lông đội sừng, chỉ các loài súc sanh. Tất cả đều do ảnh hưởng tâm lý mà tạo thành. Làm thân chó, thì có quả  báo của loài chó, làm thân mèo có quả báo của mèo, cho đến thân ngựa, trâu, dê, rồi gà, vịt, ngỗng cũng như vậy.
     Tác Phật dã do tha: Thành Phật làm Tổ sư, cũng do tâm mà nên, cho nên nói “nhất thiết do tâm tạo.’’ Chịu khổ ở địa ngục, hưởng phước ở thiên đàng, tất cả đều từ cái niệm trong tâm mà tạo ra cả
     Nếu khởi lên một niệm thiện, thần cát tường sẽ hộ trì ta. Khởi lên niệm ác tức thì hung thần ác quỷ cũng sẽ bám sát ta. Người xưa nói: “Một lần lỡ bước hận thiên thu,’’ cũng như nói: “Một niệm sai là thiên cổ hận,’’ Thiện hay ác chỉ cách nhau một niệm. Nghĩ thiện thì đi lên, nghĩ ác sẽ đi xuống. Tâm người như hạt bụi, bay lơ lửng trong không, bỗng chốc lên thiên đường, bỗng chốc xuống địa ngục, bỗng chốc là thú vật, bỗng chốc là quỷ đói, chẳng bao giờ ngưng tạo nghiệp rồi chịu quả, chịu quả rồi tạo nghiệp, cứ vậy mà tuần hoàn luân chuyển.
     Tới khi nào thì hiểu được “biển khổ vô bờ, quay đầu là bến’’? Biết được biển nghiệp là mênh mông, không bờ không bến, mau quay đầu lại thì đến được bến bờ. Học Phật pháp là học điều này, ngoài ra chẳng có điều gi huyền diệu cả. Nói giản dị hơn, phá bỏ các tập khí, phá bỏ tâm tự tư, tự lợi, sống không tranh, không tham, không cầu, tức là nắm được yếu nghĩa của Phật pháp.
     Ngày ngày nghe pháp, phải hiểu yếu nghĩa của pháp. Ðâu là chỗ khẩn yếu nhất của pháp? Chính là các điểm không tranh, không tham, không cầu, không tự tư, không tự lợi, không nói dối. Sáu tiêu chuẩn này chính là mực thước dẫn dắt chúng ta hàng ngày trong mọi hành động. Nếu có gì không đúng với tiêu chuẩn chúng ta biết ngay để sửa đổi. Sửa làm sao để không còn sai nữa thì toàn là công đức, lúc đó mới đúng là tín đồ Phật giáo. Ðây cũng là sáu tôn chỉ của Vạn Phật Thánh Thành, hy vọng mọi người chúng ta đều tuân theo, mọi người đều giác ngộ, mọi người đều thành Phật.



 


Nguồn : http://www.dharmasite.net

Thursday, 18 March 2010

Có một "tội ác" giữa lòng Hà Nội?

Xem hình
Những con chim bị vặt trụi lông vũ ngay khi còn sống

Ngay tại thành phố lớn, nơi hiện đại nhất và những tưởng con người phải văn minh nhất, văn hoá nhất ấy vậy mà những cảnh tượng phản văn hoá vẫn tồn tại ngang nhiên, thậm chí được nhiều người tán thưởng.

Nguồn: Phật Giáo Việt Nam Net (phatgiaovnn.com)


Ngay tại hai địa điểm văn hoá của Thủ đô là Bách Thảo nằm trên con đường Hoàng Hoa Thám và công viên Lê Nin trên đường Lê Duẩn – nơi có rất nhiều trẻ em vui chơi - những cảnh tượng hãi hùng vẫn diễn ra mỗi ngày: Người ta vặt trụi lông của những con chim sẻ, những con chim ngói mới được đánh bẫy ngay khi chúng còn sống và treo chúng lại thành xâu để bán cho người qua đường.

Anh đồng nghiệp cùng cơ quan kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện: Con gái gái anh đang học tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ nước ngoài tại Việt Nam. Thầy giáo đưa ra một chủ đề để thảo luận: Có hay không nên tồn tại sở thú trong thành phố ? Cả lớp được chia thành hai nhóm và bảo vệ quan điểm của nhóm mình. Kết thúc buổi thảo luận, nhóm phản đối sự tồn tại của sở thú, phản đối việc những con thú bị nhốt trong chuồng sắt đến chết dần, chết mòn đã giành điểm cao hơn khi thay thế sở thú bằng mô hình khu sinh thái như nhiều quốc gia đã làm, đưa những con vật đến gần với thiên nhiên hơn. Ngay cả trong bài học, những loài động vật cũng được bảo vệ một cách mạnh mẽ. 
 
Trần trụi và co ro trên vỉa hè
 
Ở Việt Nam, nhiều ông lão, bà lão nông dân nghèo đã tình nguyện bỏ những lợi ích cá nhân của mình để bảo vệ những khu vườn xanh ngắt, nơi những đàn chim, đàn cò có nơi cư ngụ và sinh sôi nảy nở. Những ông lão, bà lão ấy không được trải qua những giờ học đầy ý nghĩa như con gái của anh bạn đồng nghiệp của tôi, nhưng họ vẫn đầy lòng nhân bản và trắc ẩn với những loài động vật.

Anh bạn tôi than phiền: Thế mà ngay tại thành phố lớn, nơi hiện đại nhất và những tưởng con người phải văn minh nhất, văn hoá nhất ấy vậy mà những cảnh tượng phản văn hoá vẫn tồn tại ngang nhiên, thậm chí được nhiều người tán thưởng.

Hàng ngày, chúng ta vẫn bắt gặp “những chiếc xe chở xác chết” phóng trên những con đường đầy bụi của thành phố. Đó là những con lợn trắng hếu bị mổ phanh chiếc bụng đỏ lòm những máu. Đó là những con chó thui nhe hàm răng trắng nhởn nằm hai bên vệ đường mà chúng ta có thể nhìn thấy bất cứ nơi nào. Và ngay tại hai địa điểm văn hoá của Thủ đô là Bách Thảo nằm trên con đường Hoàng Hoa Thám và công viên Lê Nin trên đường Lê Duẩn – nơi có rất nhiều trẻ em vui chơi - những cảnh tượng hãi hùng vẫn diễn ra mỗi ngày: Người ta vặt trụi lông của những con chim sẻ, những con chim ngói mới được đánh bẫy ngay khi chúng còn sống và treo chúng lại thành xâu để bán cho người qua đường.
 
Con chim khốn khổ không biết mình sắp bị giết...
 
Người bán rõ ràng chẳng cần biết đến những con chim tội nghiệp bị vặt trụi lông co ro trong một chiều gió. Người mua cũng chỉ nghĩ tới bữa cháo ăn khuya béo ngậy cho chồng, cho con của mình. Những đứa trẻ con đi qua có thể hoảng hốt, có thể sợ hãi, thương cảm khi lần đầu tiên thấy những cảnh đó.

Nhưng rồi chúng dần quen đi bởi cha mẹ chúng dạy cho chúng thấy rằng những con chim ấy sẽ trở thành những món ăn ngon, bổ. Và những lần sau, chúng sẽ thích thú khi nhìn thấy những con chim trần truồng với ánh mắt khiếp hãi. Những đứa trẻ không còn biết xúc động trước những cảnh tượng hãi hùng ấy nữa. Và lớn lên, chúng sẽ trở thành những người đàn ông xách súng săn đi lùng bắn những con chim trên những vòm cây xanh của thành phố. Sự lạnh lùng, vô tình của mầm ác trong tâm hồn trẻ thơ lớn dần lên như thế.
toiac4.jpgtoiac5.jpg
... Và cả đôi chim ưng quý này cũng bị trói gô lại và được
bày bán công khai
Đôi gà lôi ..

Chúng tôi không muốn đưa ra một bài học đạo đức hay muốn lên lớp ai. Chúng tôi chỉ muốn mời quý độc giả cùng theo dõi câu chuyện chúng tôi ghi lại được trong một chiều cuối thu đầy gió tại đường Hoàng Hoa Thám - đối diện Bách Thảo:
toiac6.jpg
Người vặt trụi lông những con chim sẻ, chim ngói, trói gô những con gà gô, chim ưng có thể là một gã tóc vàng với khuôn mặt lạnh lùng thế này...
toiac7.jpg
Cũng có thể là một người phụ nữ, hoặc một đứa trẻ như thế này
toiac8.jpgtoiac9.jpg
 ...Hay một sinh viên...
 
Nhưng tất cả đều hả hê khi nướng sống những con chim vừa vị vặt trụi lông ngay trên đường phố
toiac10.jpg
Và sung sướng khi nhắm rượu với món chim nướng - con chim mới bị vặt trụi lông, nướng sống mấy phút trước đó
toiac11.jpg
Và cả những con gà gô cũng không tránh khỏi số phận tương tự như những con chim sẻ, chim ngói


Ở các nước phương Tây, người ta vẫn ăn thịt. Đương nhiên, tiêu chuẩn của họ cao hơn chúng ta vì thịt nhập từ Úc, Mỹ khi chưa tính thuế cao hơn rất nhiều giá thịt trong nước (và tất nhiên là ngon hơn - tất cả những người đã thưởng thức đều công nhận thế). Có một hãng chế biến xúc xích muốn chứng minh mình sử dụng thịt tươi nên đã in hình con bò bị chọc tiết lên bao bì sản phẩm của họ. Ngay lập tức, đã dấy lên phong trào tẩy chay sản phẩm của hãng đó. Vì chiêumarketing này, hãng thực phẩm ấy đã bị phá sản. Đó là chuyện ở phương Tây. Còn khi chúng tôi hỏi anh bán hàng: Tại sao không làm thịt rồi mới đem bán ? Anh trả lời: Vì khách hàng muốn nhìn thấy nó tươi sống - đó là lý do những người bán hàng ở đây vặt lông sống những con chim.

Câu chuyện về những con chim bị vặt trụi lông, bị thiêu sống ngay chốn công cộng giữa một thành phố văn minh, hiện đại, một thành phố được mệnh danh là thành phố hòa bình, hay lớn hơn là câu chuyện về văn hoá của những con người sống trong thành phố văn minh ấy mang lại suy nghĩ gì cho quý vị ? Chúng tôi rất mong chờ những phản hồi của tất cả quý vị độc giả.
Theo Vietimes

Cát và đá


Chuyện kể về hai người bạn băng qua sa mạc. Trên chặng đường đi, họ tranh cãi với nhau, người này đã đánh vào mặt người kia một cái. Người bị đánh lặng lẽ không nói một lời, rồi viết lên trên cát: “Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã đánh vào mặt tôi”. Họ vẫn tiếp tục đi cho đến khi nhìn thấy một ốc đảo và quyết định dừng lại tắm. Hai người loay hoay tìm chỗ, do không chú ý, người bị đánh lúc trước sa lầy vào vũng bùn, dần dần bị lún xuống. Càng vùng vẫy càng bị lún, anh kêu cứu.
Người bạn kia thấy vậy vội vã chạy đến cứu. Sau khi hoàn hồn thoát chết, người được cứu viết lên một phiến đá gần đó: “Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người bạn kia lấy làm ngạc nhiên hỏi: “Khi tôi đánh anh, anh viết lên cát. Bây giờ anh lại viết lên một phiến đá, tại sao vậy ?” Người vừa được cứu vừa bị đánh trả lời: “Khi ai đó làm đau chúng ta, chúng ta nên viết trên cát nơi gió có thể xoá đi dễ dàng. Nhưng khi được ai đó cứu giúp, chúng ta phải khắc sâu vào đá nơi không ngọn gió nào có thể xoá mờ”. 


Câu chuyện muốn nói với chúng ta rằng, cuộc sống luôn tươi đẹp nếu chúng ta biết sống vị tha với những lỗi lầm của người khác và ghi nhớ ơn khi ai đó làm điều tốt cho mình.   

Thật vậy, trong cuộc sống mỗi chúng ta cần hãy bỏ một chút cái "tôi" của mình đi để đưa mỗi con người xích lại gần nhau hơn, sống vui vẻ hơn. Chúng ta hãy đơn giản mọi việc, chúng ta hãy quên đi mọi chuyện không vui bằng cách viết nỗi đau trên cát, khắc niềm vui lên đá. Và trên hết, chúng ta học cách vị tha và bày tỏ lòng biết ơn với mọi thứ mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta. Bởi mỗi ngày chúng ta còn sống là một dịp đặc biệt.  Và như ai đó đã từng nói rằng: “Cảm ơn đời một sớm mai thức dậy, cho ta ngày nữa để yêu thương” là như thế.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, Kinh Chữ viết trên đá, trên đất, trên nước. đức Phật đề cập đến ba hạng người khi giận hờn, hay ghét một người khác, có ba loại cấp độ, bao gồm:

-Hạng người như chữ viết trên đá,
-Hạng người như chữ viết trên đất,
-Hạng người như chữ viết trên nước.

Đức Phật dạy:

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người như chữ viết trên đá? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này tiếp tục lâu dài. Này các Tỷ-kheo, ví như chữ viết trên đá không bị gió hay nước tẩy xóa mau chóng, được tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này tiếp tục lâu dài.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người như chữ viết trên đất? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này không tiếp tục lâu dài. Này các Tỷ-kheo, ví như chữ viết trên đất bị gió hay nước tẩy xóa mau chóng, không có tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này không có tiếp tục lâu dài. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là hạng người như chữ được viết trên đất.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người như chữ viết trên nước? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người dầu bị nói một cách kịch liệt, dầu có bị nói một cách ác độc, dầu có bị nói một cách thô lỗ, tuy vậy vẫn dễ dàng hòa hợp, thân thiện, và hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, ví như chữ viết trên nước được mau chóng biến mất, không có tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có người dầu bị nói một cách kịch liệt, dầu có bị nói một cách ác độc, dầu có bị nói một cách thô lỗ, tuy vậy vẫn dễ dàng hòa hợp, thân thiện, và hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là hạng người như chữ được viết trên nước.

Ngoài ra, trong Kinh Tương Ưng Bộ, đức Phật còn dạy rằng:

Những ai bị chửi mắng
Trở lại chửi mắng người
Kẻ ấy tự hại mình
Và cũng làm hại người.
Những ai bị nói nặng
Không nói nặng lại người
Kẻ ấy thắng trận lớn
Thắng cho mình cho người.
Kẻ ấy làm lợi ích
Ðồng thời cho cả hai.
Hiểu được gốc cơn giận 
Ðã phát sinh nơi người
Tâm ta sẽ thanh tịnh
An lành và thảnh thơi.
Ta là bậc y sĩ
Trị cho mình cho người
Kẻ không hiểu chánh pháp
Mới cho mình dại thôi! 

Như vậy, có thể nói rằng sở dĩ bạn cũng như người bạn thân của mình ghét nhau mà không làm hòa được là vì ai cũng có “cái tôi” khá lớn. Bởi theo thông thường người ta nghĩ rằng khi mình giận mà mình chủ động làm lành với người làm đau khổ là hèn nhát, là mình dở. Nhưng mấy ai biết được rằng nếu mình chủ động làm lành là mình hiểu và sống theo lời Phật dạy đâu. Cũng như khi người khác giận chúng ta, mà chúng ta không giận lại, có nghĩa là lúc ấy mình làm y sĩ chữa lành nỗi đau tinh thần, vết thương thù hận đâu cho cả người làm mình đau khổ. Tương tự như thế, nếu bạn có thể chủ động làm hòa nối lại tình bạn xưa thì bạn không hèn nhát, yếu đuối chút nào ngược lại bạn là một y sĩ. 

Tóm lại, trong cuộc sống tất cả mọi thứ chỉ có giá trị tương đối. Hạnh phúc hay đau khổ đều xuất phát từ là cái nhìn chúng ta về cuộc sống này. Nếu bạn luôn nhìn đời bằng đôi mắt giận hờn, trách móc, lên án, buộc tội, chỉ trích, luôn đòi hỏi mọi thứ là tuyệt đối, tất phải diễn ra như bạn nghĩ thì bạn sẽ phải gặp rất nhiều rắc rối. Ngược lại, chúng ta luôn nhìn đời mọi thứ chỉ là tương đối, luôn sống với tinh thần bao dung và tha thứ, cảm thông và yêu thương. Nhất là trước mọi vấn đề rắc rối phải tập quên đi “cái ta” và “cái của ta” chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều thảnh thơi và an lạc.
Chúc cho tình bạn của Nga luôn vững bền và trở lại tốt đẹp như xưa bạn nhé.

Cảm hóa người thân học Phật

Có thể nói ước mơ cảm hóa người thân quay đầu quy y Phật pháp là một vấn đề chung mà chúng ta thường xuyên gặp trong giới Phật tử. Thường thì đối với những người sau khi thấm nhuần Phật Pháp, cảm nhận những giá trị đạo đức và sự an lạc Phật pháp mang lại cho mình thì ước muốn này trở nên mạnh mẽ hơn, đôi khi trở lại thành một chướng ngại. Song, đây là công việc thật khó khăn không mấy dễ dàng để đưa đến thành công, nhất là đối với những người chưa từng có căn lành với Phật Pháp.


Trong kinh Tăng Chi Bộ, kinh Hạnh Phúc Cho Ai, Đức Phật có dạy:


Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đem lại hạnh phúc cho mình và đem lại hạnh phúc cho người. Thế nào là năm?


Ở đây, này các Ty-kheo, Tỷ-kheo tự mình đầy đủ giới hạnh, và khuyến khích người khác đầy đủ giới hạnh; tự mình đầy đủ Thiền định, và khuyến khích người khác đầy đủ Thiền định; tự mình đầy đủ trí tuệ, và khuyến khích người khác đầy đủ trí tuệ; tự mình đầy đủ giải thoát; tự mình đầy đủ giải thoát tri kiến, và khuyến khích người khác đầy đủ giải thoát tri kiến.


Đầy đủ năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đem lại hạnh phúc cho mình và đem lại hạnh phúc cho người.


Như vậy, yếu tố quan trọng nhất để giúp đỡ người thân theo học Phật pháp, không gì hơn là mỗi chúng ta phải thể hiện và thực hành Phật pháp thông qua phương diện bản thân, hay còn gọi là thân giáo. Muốn người tu tập theo Phật Pháp trong khi chúng ta chưa từng sống và thực hành theo lời Phật dạy, đây chỉ là ảo tưởng, như ước muốn nấu cát mà thành cơm. Trong năm phương pháp cảm hóa người thân nêu trên có lẽ đầy đủ giới hạnh là bước đầu quan trọng. Giới hạnh là nền tảng căn bản để đánh giá một con người có đạo đức. Trong đó đạo đức căn bản của người Phật tử tại gia được thể hiện thông qua năm giới Phật dạy.
Trong trường hợp Phật tử đã thể hiện thân giáo, hoặc đã khuyến khích và khuyên răn người thân học Phật mà vẫn không thấy hiệu quả. Phật tử phải kiên nhẫn hành động thực tế bằng cách thỉnh một vài băng, đĩa Phật pháp hay, mang tính chất ứng dụng trong đời sống thực tế để tặng cho người thân. Ban đầu có thể sẽ một số người phản ứng rằng họ không cần, vì tu là tu ở tâm họ, hay tâm họ là Phật… vì thế họ không cần gì phải đi chùa hay nghe Phật pháp. Nhưng trong một hoàn cảnh khó khăn hay khổ đau nào đó,  hoặc khi hội đủ nhân duyên họ có thể xem, từ đó thích nghe và đam mê học tập.
Một yếu tố quan trọng không kém, Phật tử nên hiểu rằng không phải ai cũng có thể thành công trong việc độ người thân Quy y Phật pháp. Bởi theo quan điểm Phật giáo, những người trong tâm thức của họ không có gieo trồng hạt giống của Phật pháp trong nhiều đời thì e rằng việc mong muốn đưa họ về với Phật không phải là việc một sớm một chiều, đôi khi có thể chỉ là một công việc “dã tràng xe cát”.


Điểm quan trọng hơn, Đạo Phật luôn tôn trọng niềm tin của mỗi người. Bởi mỗi cá nhân đều có một nghiệp lực nhân quả khác nhau. Trong kinh Tăng Chi Bộ,  kinh Kalama, đức Phật đã từng khẳng định:


Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì nghe theo người ta nói ; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng ; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình ; chớ có tin vì đúng theo một lập trường ; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện ; chớ có tin vì phù hợp với định kiến ; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau : "Các pháp này là thiện - Các pháp này là không có tội ; Các pháp này không bị các người có trí chỉ trích ; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Kàlàmà, hãy từ đạt đến và an trú”.


Có thể nói rằng để hóa độ người thân tin theo Phật pháp, phải chờ thời gian và tự bản thân mỗi người cảm nhận, thực hành theo lời Phật dạy. Một khi chính họ tìm thầy niềm an lạc trong tự thân thông qua phương diện hành trì mới có giá trị lớn. 


Mặt khác, Phật tử đã dốc hết tâm lực để chuyển hóa người thân rồi mà không có hiệu quả thì Phật tử cũng không nên phiền não, mà hãy mỉm cười bởi mình đã làm hết khả năng của chính mình. Còn việc họ có được cơ may, diễm phúc hiểu được Phật pháp và hồi đầu hay không là tùy vào nghiệp lực.
Trong ba điều Phật không thể thực hiện mà theo ngôn ngữ Phật học gọi là Tam bất năng: 1.Không thể cải biến định nghiệp (bất năng miễn định nghiệp), 2. Không thể độ kẻ vô duyên (bất năng độ vô duyên), 3. Không thể hóa độ hết thảy chúng sinh (bất năng tận sinh giới). Như vậy, đức Phật đã khẳng định ngài có thể cứu độ tất cả chúng sinh ở thế gian, nhưng thế giới của chúng sinh thì vô tận. Ngoài ra, Phật cũng không thể hóa độ cho hết thảy chúng sinh, nhất là những người không có nhân duyên với Ngài. Như vậy, có thể nói rằng người thân của Phật tử biết đâu là người không có duyên lành, hay chưa hề gieo duyên với Phật pháp, như vậy việc Phật tử mong muốn cho họ hồi đầu có đúng chăng với quy luật nhân quả Phật giáo. Cho nên, cổ nhân đã từng nói: “Vị thành Phật, tiên kết nhân duyên", nghĩa là khi chưa thành Phật, trước hết, phải kết duyên lành với mọi người là ý này vậy. 
Nguồn : Chùa Hoằng Pháp

Đâu là chơn hạnh phúc

Tất cả chúng ta có mặt trên trần gian này, ai cũng mơ ước sống một cuộc đời hạnh phúc, chẳng ai muốn cuộc đời mình bất hạnh. Thế nên mỗi năm vào ngày mồng một tết gặp nhau đều chúc nhau một năm hạnh phúc. Hạnh phúc là điều mình mơ ước và mọi người chúc tụng, vậy quí vị sống có hoàn toàn hạnh phúc không ? - Không. Tại sao mơ ước hạnh phúc và chúc tụng nhau hạnh phúc mà không được hạnh phúc ? Ngay trong cuộc sống này có ai dám vỗngực tự xưng rằng mình hoàn toàn hạnh phúc không ? Nếu có, chỉ có chút ít thôi, mười phần chỉ được một hai, chớ không được trọn vẹn. Hạnh phúc là gì mà ai cũng mơ ước chúc tụng cho nhau ?




Ví dụ đi lở đường, bụng đói cồn cào, lúc đó được bửa cơm ngon  miệng, no lòng, đó là hạnh phúc. Giả sử thân đang bị rét lạnh được áo len mền nỉ thì thân được ấm, không còn rét run nữa, đó là hạnh phúc. Hạnh phúc là người đời thấy khi đói được ăn no, khi lạnh được sưởi ấm... Tóm lại, hạnh phúc không ngoài mắt thấy được sắc đẹp, tai nghe được âm thanh hay, mũi ngửi được mùi hương thơm, lưỡi nếm được vị ngon, thân xúc chạm được vật êm ấm. Những cái ưa thích của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân được toại nguyện là hạnh phúc chớ gì?
Vậy năm căn tiếp xúc với năm trầnđược thỏa mãn đó là hạnh phúc. Ở đây tôi chỉ nói riêng lỗ tai thôi, hàng ngày lỗ tai thường được nghe tiếng êm dịu hay cũng có khi nghe lời thô bỉ cộc cằn ? Có khi được khen, có lúc cũng bị chê. Song, chê nhiều hơn khen. Như vậy, muốn được hưởng những âm thanh vừa với lỗ tai thì ít, mà trái với lỗ tai thì nhiều. Muốn được tất cả mọi người đều khen thì dễ hay khó ? Như Phật là bậc toàn giác mà có được khen hoàn toàn đâu ? Trên thế gian này ai là người được khen hoàn toàn ? Hễ có khen thì liền bị chê, khi khen thì vui tươi là hạnh phúc, lúc chê thì buồn khổ là bất hạnh.  Cũng vậy, mũi ngửi mùi hôi nhiều hơn mùi thơm, lưỡi nếm vị dở nhiều hơn vị ngon, mắt thấy sắc xấu nhiều hơn sắc tốt, thân xúc chạm vật bất như ý nhiều hơn như ý. Kiểm lại thì con người bất hạnh nhiều hơn là hạnh phúc, nên ai cũng tự than là khổ, không ai thấy mình sống thật hoàn toàn hạnh phúc cả.Tại sao vậy ? Vì cái mà mình cho là hạnh phúc đó là do căn tiếp xúc với trần sanh cảm thọ vui là tướng vô thường; âm thanh êm diệu nghe thoáng qua rối mất, vị ngon lưỡi vừa nếm nuốt qua khỏi cổ cũng không còn... Tất cả cái mà con người thọ hưởng đó bản chất nó là vô thường, hễ vô thường thì tạm bợ, nên vừa thấy hạnh phúc đó liền mất, muốn giữ lại mà không được, vì vậy mà cảm thấy khổ. Tất cả những cái mà con người cho là hạnh phúc chỉ có giá trị tạm thời, không lâu bền chắc thật. Sau đây Phật dùng ví dụ để chỉ cho mọi người thấy rõ hạnh phúc trần gian là tạm bợ.
Xưa có một vị vua và hoàng hậu lớn tuổi mới sanh  được  một  nàng  công  chúa,  nên hết mực cưng chiều. Vì quá cưng chiều nên công chúa rất nhỏng nhẻo. Một hôm trời mưa nước động lại trên mái nhà, rơi xuống hồ nước, khiến cho bong bóng nước nổi lên mặt hồ, ánh nắng mặt trời chiếu rọi bong bóng nước óng ánh rất đẹp. Công chúa nhìn thấybóng nước óng ánh , cô thích quá, cô bèn nghĩ : Nếu được một xâu chuỗi bằng bong bóng nước như thế để đeo thì tuyệt đẹp. Nghĩ vậy, rồi cô vô phòng nằm trùm chăn từ sáng đến chiều. Hoàng hậu thấy vắng, đi tìm, thấy cô nằm im trùm chăn, bà nghĩ cô bệnh, cuống quýt hỏi han đủ điều, hỏi mãi mà cô vẫn làm thinh không trả lời. Hoàng hậu báo tin cho vua hay, vua đến thăm hỏi, cô cũng không trả lời. Năn nỉ tới chiều cô mới nói nho nhỏ rằng :
- Nếu có xâu chuỗi bằng bong bóng nước đeo thì con sẽ mạnh, nếu không cókhông có xâu chuỗi ấy chắc là con chết.
Vua nghe hoảng hốt, nếu công chúa chết thì nhà vua sẽ khốn khổ vô cùng. Vua bèn ra lịnh cho bá quan tìm người xâu bong bóng nước thành chuỗi, cho công chúa đeo và hứa  sẽ  thăng  quan  trọng  thưởng  cho người xâu. Quí vị có dám lãnh trách nhiệm làm việc đó không ? - Không. Như vậy, mà có một ông già tới xin nhận trách nhiệm đó.Vua đưa ông tới chỗ công chúa ở. Bấy giờ cô vẫn còn nằm. Vua giới thiệu ông già với công chúa :
- Đây là người xâu chuỗi bong bóng nước, ông có biệt tài xâu chuỗi rất đẹp, cha sẽ nhờ ông xâu cho con một xâu chuỗi như ý con muốn, vậy con hãy ngồi dậy.
 Công chúa nghe mừng quá, liền chỗi dậy ông già chậm rãi nói :
- Tôi chuyên nghề xâu bong bóng nước bây giờ công chúa hãy ăn uống trở lại đi, sáng mai tôi sẽ xâu cho công chúa một xâu chuỗi bong bóng nước.
Công chúa vui mừng ăn uống bình thường. Sáng hôm sau, công chúa, nhà vua, hoàng hậu và ông già xâu chuỗi cùng ra trước thềm, trên mặt hồ vẫn có những hạt bong bóng nước, nổi lóng lánh. Mọi người nhìn bong bóng nước, ông già bèn than:
Tôi chuyên nghề xâu bong bóng nước làm chuỗi, song rất tiếc, tôi già cả, hai mắt sờ sệt e thấy không rõ. Vậy công chúa hãy lựa cái bong bóng nào thực đẹp vừa ý đưa tôi xâu cho.
Công chúa mừng rỡ, chờ giọt nước rơi xuống, bong bóng nước nổi lên, liền đưa tay vớt, nhưng bong bóng nước vừa lên khỏi mặt nước là bể tan. Từ sáng tới trưa vớt không được cái nào hết. Công chúa mệt mỏi chán nản xoay qua nhà vua nói :
- Thưa cha, thôi, bây giờ con không thèm xâu chuỗi bong bóng nữa.
Nhà vua gật đầu :
- À, thì cha sẽ cho con xâu chuỗi kim cương.
Bong bóng nước dụ cho hạnh phúc ở trần gian, xa nhìn thì thấy nó đẹp lắm nhưng vừa nắm bắt được là nó tan mất, vì nó vô thường. Thế nên người tìm hạnh phúc trong ngũ dục, suốt đời không bao giờ được thoả mãn. Công chúa dụ cho mọi người chúng ta. Cả cuộc đời đuổi theo hạnh phúc rốt cuộc rồi lại tay không, không ai là người tự hào rằng mình hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vì hạnh phúc là mà chúng ta mơ ước, vừa chạm tới là nó tiêu tan. Ví cái mà con người mơ ước trông chờ là cái vô thường. 

HT. Thích Thanh Từ

Su Vi Dai Cua Duc Phat

Sự Vĩ Đại Của Đức Phật

"Nếu bạn muốn thấy người cao quý nhất của loài người, bạn hãy nhìn vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin. Chính là Phật đó. Siêu phàm thánh tính của Ngài thật vĩ đại giữa con người."




Đức Phật là một con người có nhân cách đặc biệt siêu phàm, có một không hai trong lịch sử của nhân loại. Một nhà văn hào Âu châu nhận định rằng:
"Không có nơi nào trong thế giới tôn giáo, sùng bái và tín ngưỡng mà chúng ta có thể tìm thấy một vị giáo chủ chói sáng như thế ! Trong hàng loạt các vì sao, ngài là vì tinh tú khổng lồ, vĩ đại nhất. Một số các khoa học gia, triết gia, các nhà văn hóa đã tuyên bố về ngài "Con người vĩ đại nhất chưa từng có." Ánh hào quang của vị Thầy vĩ đại nầy soi sáng cái thế giới đau khổ và tối tăm, giống như ngọn hải đăng hướng dẫn và soi sáng nhân loại." (Phật Giáo dưới Mắt các Nhà Trí Thức)
I. ĐỨC PHẬT LÀ AI?
Đức Phật là ai? Một câu hỏi được đặt ra hơn 25 thế kỷ; những nhận định, phê phán đầy tính hoài nghi, rồi những phát biểu, tán dương đầy xác định tin tưởng ở nơi con người đối với Đức Phật, cho đến nay vẫn là nguồn cảm hứng vô tận. Bởi lẽ như Carl Jung, một nhà tâm lý học, phát biểu rằng: "Bao giờ cái nhìn của bạn cũng bị giới hạn bởi những gì bạn đang có và đang là." Vì vậy với các góc độ nhìn khác nhau, người ta sẽ có những cảm xúc, những cái nhìn khác nhau về Đức Phật.
Giáo thuyết của Đức Phật xuất phát từ kinh nghiệm tu chứng tự thân ngài, một loại kinh nghiệm khác với các kinh nghiệm thông thường phổ biến. Cho nên hiểu một cách chính xác về Đức Phật là điều bất khả, như trong kinh nói chỉ có Phật với Phật mới hiểu được nhau.
Thời Đức Phật còn tại thế, những kẻ chống đối ngài thường lên tiếng chỉ trích, vu khống ngài với những lời lẽ tầm thường hay những luận điệu triết học, như nói ngài còn ham muốn danh vọng, ngài là người chủ trương phá hoại sự sống (Kinh Magandiya), chê ngài không có khả năng đặc biệt của các bậc thánh (Kinh Sư tử hống) cho ngài là một Sa-môn xử dụng huyễn thuật (Kinh Ưu-ba-li) v. v… Bên cạnh những chỉ trích thì những lời lẽ ca ngợi tán dương cũng rất phong phú. Những người trí thức của xã hội thường ca ngợi ngài rằng: "Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối" (Trung Bộ Kinh). Dù Ngài bị chỉ trích hay được ca ngợi ngài vẫn an nhiên tự tại, không giao động, không bất mãn, không hoan hỷ. Một người ngoại đạo ca ngợi Phật rằng:
"Thật kỳ diệu thay! Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay ! Tôn giả Gotama ! Dầu cho Tôn giả Gotama bị chống đối một cách mĩa mai, dầu cho bị công kích với những lời lẽ buộc tội trong cuộc đối thoại, màu da tôn giả vẫn sáng suốt, sắc mặt tôn giả vẫn hoan hỷ như một A-la-hán Chánh đẳng giác." (Đại kinh Saccaka)
Ngài thường được mọi người gọi là bậc Đạo sư hay vị Lương y, vì ngài chỉ cho mọi người con đường giải thoát và ngài chữa trị bịnh khổ cho nhân loại.
Một số bài kinh trong kinh tạng nguyên thủy có ghi lại một cách thú vị những lời tuyên bố của Đức Phật về chính Ngài. Dưới đây là vài dẫn chứng:
Một hôm, trên đường đến vườn Lộc Uyển để vận chuyển bánh xe chánh pháp, ngài gặp một vị Đạo sĩ tên là Upaka. Đạo sĩ hỏi: "Nầy hỡi Đạo hữu ! Ngũ quan của Đạo hữu thật vô cùng trong sáng. Nước da của Đạo hữu thật trong trẻo và tươi tắn. Hỡi nầy Đạo hữu, vì sao Đạo hữu từ bỏ đời sống gia đình? Thầy của Đạo hữu là ai? Đạo hữu truyền bá giáo lý của ai? Đức Phật trả lời:
"Như Lai đã vượt qua tất cả,
Như Lai đã thông suốt tất cả.
Như Lai đã vượt bỏ mọi trói buộc
Như Lai đã thoát ly tất cả
Như Lai đã chú hết tâm lực tận diệt tham dục.
Đã thấu triệt tất cả, Như Lai còn gọi ai là thầy?
Không ai là thầy của Như Lai
Không ai đứng ngang hàng với Như Lai.
Trên thế gian nầy, kể cả chư thiên và Phạm thiên
Không ai có thể sánh với Như Lai.
Quả thật, Như Lai là một vị A-la-hán trên thế gian nầy.
Như Lai là Tôn sư vô thượng;
Chỉ một mình Như Lai là bậc tòan giác, vắng lặng và thanh tịnh.
Như Lai đang đến thành Kàsi để vận chuyển bánh xe Pháp bảo giữa thế giới mù quáng.
Như Lai sẽ gióng lên hồi trống vô sanh bất diệt."
Upaka hỏi vặn: "Nầy đạo hữu, vậy phải chăng đạo hữu đã tự nhận là A-la-hán, là bậc siêu hùng quyền lực vô biên?" Đức Phật xác định:
"Tất cả những bậc siêu hùng đã chinh phục mọi ô nhiễm của mình đều giống Như Lai. Như Lai đã chinh phục, tận diệt tất cả những gì xấu xa tội lỗi. Vậy, nầy Đạo sĩ Upaka, Như Lai là bậc siêu hùng" (Kinh Thánh cầu TBK).
Đức Phật xác định rất rõ ngài là người đã chinh phục mọi ô nhiễm, do vậy, ngài là người cao thượng nhất trên đời. Đây là lời tuyên bố đầu tiên về giá trị cao thượng tuyệt đối của Phật đối với mọi loài chúng sanh, ma về sau lời tuyên bố nầy đã được khái quát hóa thành câu nói đặt trong bối cảnh biểu tượng Đản sanh: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" (Trên trời dưới trời chỉ có Như Lai là tối thượng). Cuộc đời hoằng hóa của ngài đã chứng tỏ những gì mà ngài đã tuyên bố như trên là sự thật. Một lần có giáo phái ngoại đạo muốn đến tham vấn về đạo lý với Đức Phật bởi họ nghe nói Phật là người đã vượt qua mọi ô nhiễm, đạt được sự thanh tịnh hoàn toàn. Họ đã bàn nhau và cử người giám sát Đức Phật liên tục trong bảy ngày để xem Phật có thật sự thanh tịnh như người ta đồn không. Cuối cùng người được cử đi giám sát trở về báo lại rằng: Quả thực Sa-môn Gotama là người hoàn thiện trong lúc ngủ cũng như lúc thức cho đến những cử động nhỏ bé nhất như khi Ngài bước qua một vũng nước hay Ngài vén chéo áo lên . . . đều đầy thánh thiện. (Trung Bộ Kinh)
Lần khác khi bị chỉ trích về khả năng và mục đích của Phật, sau khi phân tích những sai lầm của họ, Đức Phật dạy rằng:
"Nầy Sari putta, những ai muốn nói về ta một cách đúng đắn thì phải nói như thế nầy: (Đức Phật là) Một hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ỡ đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người" (Kinh Sư Tử Hống, Trung Bộ Kinh).
Lời tuyên bố nầy nói lên phẩm chất của một vị Phật là Trí tuệ viên mãn (không bị si chi phối) và lòng thương yêu cứu giúp muôn loài vô tận.
II. SỰ CHỨNG NGỘ CỦA PHẬT
Tất cả những năng lực của Đức Phật đều xuất sinh từ Tuệ giác của Ngài, nghĩa là từ nội dung chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác dưới cội Bồ đề. Có lần một Du sĩ ngoại đạo tên là Vacchagotta hỏi Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, con nghe người ta nói rằng Sa-môn Gotama là bậc nhất thiết trí, là bậc nhất thiết kiến, ngài tự cho là mình có tri kiến hoàn toàn, khi đi, khi đứng, khi ngủ, khi thức tri kiến luôn luôn tồn tại và liên tục
Bạch Thế Tôn, những điều mà người ta nói như vậy có đúng với sự thực không, họ có vu khống Đức Thế Tôn không? Đức Phật đáp rằng, họ nói như vậy là không đúng với điều ngài đã nói, là vu khống ta. Như vậy Đức Phật phủ nhận ngài có một loại Trí tuệ lúc nào cũng hiện diện và thấy biết cùng khắp, trong lúc thức cũng như trong lúc ngủ. Vacchagotta hỏi: vậy phải nói như thế nào mới đúng? Đức Phật dạy rằng nếu muốn nói đúng thì phải nói Sa-môn Gotama là bậc có Ba minh.
Khi nào ta muốn, ta sẽ nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời…cho đến nhiều đời sống qúa khứ cùng với các nét đại cương và chi tiết. Nầy Vacchagotta, nếu ta muốn thì với Thiên nhãn thuần tịnh, ta thấy được sự sống chết của chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẻ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh…đều do hành nghiệp của họ. Này Vacchagotta, với sự đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thượng trí giác ngộ, ta an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Nói như vậy là nói đúng về ta. (Kinh Ba minh Vacchagotta)
Như vậy Tam Minh: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh là nội dung chứng ngộ của Phật. Đặc biệt chỉ có Phật mới có một cách đầy đủ Ba minh, mặc dù trên lộ trình tu tập Ba minh luôn được coi là những thành quả sau cùng của một hành giả đắc đạo. Đây có thể là một trong những điều khác biệt giữa Đức Phật và đệ tử. Tiến trình giác ngộ bắt đầu từ :
"Ly dục ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Diệt tầm và tứ chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tĩnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú thiền thứ ba. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh."
Đức Phật và các Thánh đệ tử đều đi qua Tứ thiền, trên cơ sở thiền thứ tư, tâm định tĩnh và nhu nhuyến, dễ xử dụng, hành giả có thể hướng tâm đến các đối tượng Sáu Thần thông hay Ba minh, chứng ngộ tối hậu. Đây là lộ trình thứ nhất. Lộ trình nầy được khuyến khích và trở nên rất phổ biến. Phần lớn các thầy đều theo hướng nầy. Lộ trình thứ hai là từ thiền thứ tư, đi qua Không vô biên xứ, là vượt qua sắc tưởng, chướng ngại tưởng. Hướng tâm đến hư không là vô biên chứng và trú Không vô biên xứ. Vượt qua tiếp tục chứng và trú thức vô biên xứ. Vượt qua thức vô biên chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vượt qua vô sở hữu xứ chứng và trú Phi tưởng Phi Phi tưởng xứ. Vượt qua Phi tưởng Phi Phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt Thọ Tưởng Định. Từ định nầy chứng đắc Ba minh. Lộ trình nầy Đức Phật cũng đã đi qua. (Kinh Phân Biệt Sáu Xứ, Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy)
Trong kinh tạng Nguyên thủy không thấy ghi chép vị thánh đệ⠴ử nào tự tuyên bố là mình đã chứng được Ba minh. Thường thì các ngài được giới thiệu đã chứng A-la-hán, chứng Diệt Thọ Tưởng định, và đoạn trừ các lậu hoặc (tương đương với Lậu tận minh). Trong kinh Sáu Thanh Tịnh (Trung Bộ Kinh) Đức Phật dạy về tiến trình tu tập của một vị Tỳ kheo khi chứng được thiền thứ tư xong thì:
"Với tâm định tĩnh, thuần tịnh không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến dễ xử dụng, vững chắc bình thản như vậy, tôi dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Tôi biết như thật: Đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là khổ diệt, đây là con đường đưa đến khổ diệt. Biết như thật: Đây là những lậu hoặc, đây là Nguyên nhân của lậu hoặc, đây là lậu hoặc được diệt trừ, đây là con đường đưa đến các lậu hoặc được diệt trừ."
Như vậy điều cần thiết cho các đệ tử là phải thoát khỏi "dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu" để đạt được "sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; không còn trở lui trạng thái nầy nữa." Từ đó chúng ta có thể thấy rỏ rằng khả năng Thần thông của các đệ tử đều có giới hạn, và vấn đề tu chứng không gắn liền với khả năng thần thông, vì vậy chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ngài Mục-kiền-liên được cho là đệ tử Thần thông số một trong các Thánh đệ tử. Đức Phật không khuyến khích các đệ tử đi vào các thần thông như Thần túc, Thiên nhãn, Tha tâm, Túc mạng, và Thiên nhãn; ngài chú trọng và khích lệ các đệ tử hướng tâm vào Lậu tận Minh để thành tựu mục đích tối hậu, giải thoát sinh tử. Các khả năng thần thông không giúp ích gì cho một người chưa đoạn trừ các ô nhiễm của tâm thức.
Quá trình chứng đạo của Phật là một chuổi đột phá, vượt qua mọi thử thách bằng thực nghiệm. Tất cả các pháp có tính giao động đều vượt qua, thành tựu an trú các bất động pháp. Đặc biệt trong các trạng thái của Tứ thiền đều phát sinh một cảm giác hạnh phúc (lạc thọ), ngay cả trong Ba minh cũng có cảm giác hạnh phúc, nhưng những cảm giác ấy tồn tại mà không chi phối tâm ngài (Kinh Saccaka).
Đối với các Thần thông ngài đã tuần tự chứng đắc Thần túc thông, Thiên nhỉ thông, Tha tâm thông trước khi ngài thành Phật. Trong đêm thành đạo ngài mới chứng tiếp 3 Thần thông sau cùng theo thứ tự Túc mạng thông, Thiên nhãn thông và Lậu tận thông. Phật dạy:
"Khi ta chưa chứng Chánh Đẳng Giác ta đã nổ lực tu tập 5 pháp: Ta đã tu tập Thần túc với Dục định tinh cần hành, Tinh tấn định tinh cần hành, Tâm định tinh cần hành, Tư duy định tinh cần hành và Tăng thượng tinh tấn, tùy theo ta hướng tâm đến pháp nào, ta có thể chứng đạt pháp ấy" (Tăng Chi II).
Không có pháp nào làm chướng ngại đức Phật, không có pháp nào mà Đức Phật không thấy rõ, biết rõ, vì vậy đệ tử thường gọi ngài là Đấng Pháp Vương.
III. KẾT LUẬN
Nhân ngày kỷ niệm Đức Phật Thành Đạo Phật lịch 2545, đôi lời nói về sự vĩ đại, sự
thanh tịnh, sự chứng ngộ của Đức Phật chỉ để bày tỏ lòng kính ngưỡng của người con Phật và để tri ân Người đã khai sinh ra con đường giải thoát cho nhân loại. Với những ngôn từ hữu hạn giữa cuộc đời đầy ô nhiễm, con người không thể ca ngợi hết được sự vĩ đại của Đức Phật. Ngài A-nan-da cũng đã từng nói về sự vĩ đại của Phật rằng:
"Này Bà-la-môn, Đấng Thế Tôn ấy là bậc làm cho khởi dậy con đường trước đây chưa từng được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo."
Để kết thúc, xin mượn lời của một thi nhân Hồi giáo, Abdul Atahiya ca ngợi Đức Phật:
"Nếu bạn muốn thấy người cao quý nhất của loài người, bạn hãy nhìn vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin. Chính là Phật đó. Siêu phàm thánh tính của Ngài thật vĩ đại giữa con người." (Đức Phật dưới mắt các nhà tri thức)
  Thích Viên Giác

Con đường hạnh phúc

Hầu như mọi nỗ lực của con người đều nhắm vào mục đích tìm kiếm một đời sống hạnh phúc. Nhưng thử hỏi mấy ai đã thành công trong mưu cầu tạo dựng một nền hạnh phúc đích thực.
Nhiều người càng cố gắng truy tầm hạnh phúc thì nó lại càng trở nên xa vời đối với họ, trong khi nhiều người khác đã nắm sẵn hạnh phúc trong tay nhưng lại thả mồi bắt bóng để rồi cuối cùng hạnh phúc cũng vuột khỏi tầm tay.
Sự thật, hạnh phúc không hoàn toàn tùy thuộc nơi tiền tài, danh vọng mà con người đã phí sức đạt cho bằng được. Thực tế chứng minh, lắm người đã lên đến tột đỉnh của danh vọng hay đã thành công trong việc tạo lập một gia sản to lớn, nhưng vẫn sống một đời sống bất an, vô vị.
Hạnh-phúc đâu phải xa vời với chúng ta đến thế, chỉ cần hướng tâm về với chủ thể để khai thác một nguồn hạnh phúc bất tận đang sẵn sàng chờ đợi ở nội giới mà chúng ta lãng quên để chạy theo ngoại cảnh.
Muốn khai thác nguồn hạnh phúc nội tại đó chúng ta phải biết một số nguyên tắc căn bản khả dĩ tạo điều kiện tất yếu cho một đời sống an lành. Những yếu tố tiên quyết đó là gì ?
Kiểm soát nội tâm
Tâm hồn của con người có khả năng chi phối thể xác. Vì thế, tâm chấp chứa những niệm bất thiện thì thật là một điều đại họa, lắm khi có thể giết chết cả một đời người. Ngược lại, nếu an trụ trong Chánh-niệm, Chánh tinh tấn, Chánh tư duy thì tâm có khả năng đem lại cho chúng ta một đời sống hạnh phúc, lành mạnh.
Không nên để cho trí phán đoán của chúng ta mang nhiều thành kiến, cố chấp. Hầu hết những phán đoán hay quyết định trong lúc bực tức hay khi hứng khởi bồng bột sẽ làm cho chúng ta ân hận về sau. Phải giữ tâm bình tĩnh và suy xét kỹ càng thì phán đoán mới không thiên lệch.
Đức Phật dạy: “Không một kẻ thù nào nguy hiểm cho con bằng tâm dục vọng, lòng oán thù và tính ganh tị của con”. Thật vậy, chỉ khi nào tâm được rèn luyện và phát triển theo đúng chánh đạo thì mới đem lại lợi ích cho mình và tha nhân.
Tâm trầm lặng không có nghĩa là yếu mềm, tiêu cực. Thái độ trầm tĩnh của một người chứng tỏ họ là tri thức. Vì khi gặp một hoàn cảnh cam go, nan giải mà vẫn không lo âu bối rối thì thật không phải dễ. Sự trầm lặng đó hẳn có một sức mạnh vô song mà bất kỳ trong mọi hoàn cảnh cũng không thể lay chuyễn được. Đó là điều kiện tiên quyết cho một đời sống hạnh phúc, đúng như một danh ngôn Pháp đã nói: “Sự yên lặng và bình an của tâm hồn ngọt ngào hơn các lạc thú”.
Hành động sáng suốt
Điều quan trọng không phải là tiền tài, sức lực, học vấn, tài năng mà chính là biết cách sử dụng, và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ những khả năng đó để đem lại hạnh phúc cho mình và đồng loại. Vì nếu dùng sai những khả năng sẵn có của mình thì chỉ làm cho mình thêm sa đọa.
Chúng ta phải dũng cảm để biết cái nhu nhược của mình, phải can đảm để biết chỗ hèn nhát của mình, phải bất khuất khi thất bại và khiêm nhường khi chiến thắng. Phải luôn luôn giác tỉnh, sáng suốt để không có những hành động ngông cuồng, mù quáng.
Nhiều người bỗng nhiên phát tài, hoặc thừa hưởng một gia sản to lớn của cha mẹ để lại nhưng họ không biết gìn giữ, phát triển hoặc xử dụng thế nào cho hợp lý, và vì thế chẳng bao lâu gia tài bị tiêu pha hoang phí cho đến khi kiệt tận. Thường thường những của cải không do mồ hôi nước mắt của mình tạo ra thì không có giá trị đích thực. Phải biết sử dụng tài sản đúng mức cho mình và đôi khi vì lợi ích của kẻ khác.
Cũng như tài sản, sức mạnh, học lực, tài năng phải được xử dụng đúng chỗ, đúng lúc thế nào để được lợi ích cho mình và tha nhân.

Cải tiến chính mình cho thích ứng với hoàn cảnh
Chúng ta đang sống trong một thế giới luôn luôn bị biến đổi, nhưng ít ai nhận chân ra được thực trạng đó. Chúng ta không nên cố chấp vào truyền thống, tập tục hay tín ngưỡng được truyền lại từ các bậc tiền nhân chỉ vì nghĩ rằng: “Xưa bày nay làm”. Nếu mọi người đều có óc thiển cận như thế thì làm thế nào xã hội có thể tiến hóa được. Có nhiều truyền thống từ ngàn xưa để lại mà không lỗi thời vì luôn luôn thích ứng với xã hội mới. Nhưng không phải vì thế mà các bậc phụ huynh câu nệ và bắt con mình giữ đúng mọi tập tục cổ truyền.
Hãy để cho thế hệ hậu lai theo kịp đà tiến hóa của xã hội miễn là không quá lố đến vượt qua khỏi giới hạn luân lý căn bản. Như thế chúng ta nên tránh một cuộc xung đột giữa hai cực đoan của nhóm người bảo thủ và duy tân. Vì cả hai đều là chướng ngại vật cho một sự tiến hóa trung dung tất yếu của xã hội con người.
Tiến bộ trung dung tức là phải chấp nhận một số truyền thống chân chính làm nền tảng hay làm yếu tố hướng dẫn cho mọi trào lưu tiến hóa của xã hội. Có như thế thì xã hội của chúng ta mới không bị cứng đọng mà cũng không tiến quá nhanh đến độ sa chân vào hố thẳm.
Mỗi người là một phần tử tạo thành xã hội, nên phải chịu một phần trách nhiệm về những thăng trầm, tấn thối của xã hội trong đó mình đang sống. Chúng ta phải tự hỏi là đã làm được gì để đóng góp vào trật tự tiến hóa của nhân loại. Đó chính là yếu tố nung đúc tinh thần sáng tạo thay vì tự mãn với những gì đã có.
Mặt khác, ai cũng hiểu rằng “bá nhân bá tính” nên chúng ta không thể sửa đổi mọi người cho hợp với ý mình, lại càng không thể san bằng mọi chông gai hiểm trở để bước những bước thật êm ái trên đường đời. Ai ra khỏi mà không mong trời yên biển lặng, nhưng tốt hơn hết là họ nên luyện tập mọi khả năng thích ứng hầu đối phó với phong ba bão táp xảy đến bất cứ khi nào.
Người muốn bước những bước êm đềm trên đường đày chông gai phải mang vào chân một đôi giày an toàn; cũng thế muốn có được một đời sống an vui tự tại phải biết cách chế ngự lục căn để sẳn sàng đối phó và thích ứng với mọi hoàn cảnh mà không bị lôi cuốn hay vướng mắc.
Khiêm nhường
Người trí thức lấy khiêm tốn để đo cái sở tri và cái sở bất tri của mình, nhờ thế họ biết được chỗ khiếm khuyết để bổ túc và kiến thức của họ luôn luôn được mở rộng. Tự mãn là một trở ngại lớn lao trong việc tự rèn luyện bản thân.
Chính Đức Phật đã làm cho mọi người ngạc nhiên và kính phục khi Ngài từ bỏ vương quyền của mình để sống một nếp sống từ tốn; và khi Ngài trở thành bậc thánh nhân Ngài vẫn không bao giờ tự xưng là giáo chủ. Giáo huấn của Ngài không bao giờ có vẻ tự đắc, tự phụ.
Nhờ khiêm nhường ta không những học được những điều hay lẽ đẹp ở người mà còn không bị người ganh tị, tật đố. Một người tài cao như Hàn Tín thật hiếm có, nhưng vì tính tự cao tự đại nên phải hứng chịu một hậu quả thảm khốc về sau. Trái lại, Trương Lương tuy tài cao mà khiêm tốn nên luôn luôn được quí trọng và nhờ thế ông đã sống một đời sống thật thanh nhàn an lạc.

Tiết kiệm thì giờ

Thì giờ quả là quí báu hơn cả vàng ngọc, vì một ngày ta chỉ có 24 tiếng đồng hồ chứ không thể mua thêm được một giây một phút dù với bất cứ giá nào. Một đời người thật quá ngắn ngủi để cho ta có thể hoàn thành được lý tưởng của mình. Các nhà học giả khi đến tuổi về chiều vẫn còn cảm thấy chưa học hỏi được bao nhiêu. Nên họ ước sao cho ngày tháng dài ra để cho thêm thì giờ học hỏi nghiên cứu.
Nhưng trái lại, nhiều người đã không sống trọn vẹn 24 tiếng đồng hồ một ngày để làm những việc đáng làm. Họ tiêu pha thì giờ trong những câu chuyện ngồi lê đôi mách hoặc lo âu cho tương lai, hối tiếc quá khứ mà không biết rằng mình đã đánh mất giây phút quí báu nhất là hiện tại — giây phút ngắn ngủi mà ta thực sự hiện hữu trong cuộc đời — cho đến khi giây phút quí báu đó vượt khỏi tầm tay rồi mới than van hối tiếc.
Nếu bất cứ một giây phút hiện tại nào cũng được xử dụng hợp lý thì quá khứ có gì đáng nuối tiếc và tương lai chắc chắn phải tươi đẹp huy hoàng. Tiêu phí thì giờ không những làm hại chính mình mà đôi khi còn làm mất thì giờ của kẻ khác.
A. De Gasparin nói rằng: “Giữa cái dĩ vãng đã thoát khỏi tay chúng ta và cái tương lai mà ta không thể biết rõ, còn lại cái hiện tại nói rõ bổn phận của ta.”
Chúng ta phải thực hiện những gì có thể thực hiện được ngày hôm nay, chứ không nên để đến ngày mai. Đừng để cho giây phút hiện tại quí báu này trôi qua một cách vô vị, trong khi những bổn phận đáng làm lại bị lãng quên hoặc hẹn lại một ngày ở tương lai chưa chắc sẽ đến với ta.
Boileau cũng bảo rằng: “Hãy giục giã lên, thời gian trôi và lôi cuốn chúng ta theo, chính cái lúc mà tôi nói đây chưa chi đã đi vào quá khứ.” Vì quá khứ chỉ là giấc mộng và tương lai nào ai biết chắc sẽ ra sao nên ta phải sống và phải tiết kiệm từng giây, từng phút trong hiện tại này.

Kiên nhẫn và chịu đựng

Hãy kiên nhẫn đối với tất cả mọi người. Sân hận chỉ đưa đến một ngõ cụt không lối thoát. Tâm sân hận không những chỉ làm tổn thương người khác mà còn làm hại chính mình, vì nó gây xáo trộn cho đời sống tâm-vật-lý của ta. Một lời nói bất nhã không dằn được trong khi tức giận cũng như một mũi tên đã lìa khỏi cung, khi đã gây thương tích cho người khác, thì khó có thể tha thứ được dù có ngàn lần ăn năn hối lỗi cũng đã muộn rồi.
Tục ngữ có câu “No mất ngon, giận mất khôn”. Thật vậy khi nóng giận ta dễ trở thành mù quáng. Vì thế kẻ thù ta chiến đấu không phải ai khác mà là lòng sân hận của mình. Tâm ta vừa là bạn đồng minh, cũng vừa là kẻ thù nguy hiểm nhất. Chúng ta phải chiến đấu để tận diệt kẻ thù nội tuyến Tham, Sân, Si này bằng Giới, Định và Huệ.
Hãy nhớ rằng “Một sự nhịn, chín sự lành” đúng như người xưa đã từng kinh nghiệm và dạy lại cho chúng ta.
Dĩ ân báo oán
Muốn thắng địch thủ trước hết ta phải tiêu diệt kẻ thù nội tuyến nguy hiểm hơn, là tâm sân hận của chính mình. Mặt khác, nếu chúng ta bối rối, và hành động mất bình tĩnh trước kẻ thù tức là ta vô tình mắc bẫy của họ.
Nếu ta học được điều hay lẽ đẹp ở bạn bè thì sao chúng ta lại không học được một vài bài học quí giá nơi kẻ thù nghịch? Đâu phải bất cứ ai thù nghịch với ta đều là xấu cả, họ chắc phải có vài đức tính khả kính mà đôi khi ta lại không có. Một người có điểm khả kính như thế đáng lẽ ta phải kết bạn cầu thân hơn là chỉ vì một lầm lỗi của họ mà xem họ như kẻ thù.
Phương pháp tốt đẹp hơn cả là lấy lòng từ ái để đáp lại kẻ đối nghịch. Mới nhìn, xem ra dĩ ân báo oán có vẻ nghịch lý nhưng đó là phương pháp mà các bậc hiền nhân đã từng áp dụng và thành công. Khi có một người bất bình với ta, trước tiên ta phải xem nguyên nhân nào khiến cho người ấy bất bình. Nếu quả thật vì làm lỗi của ta, thì ta nên nhìn nhận và chịu lỗi. Nếu chỉ vì đôi bên có chỗ hiểu lầm thì sao ta không tìm lời lẽ hòa hoãn để bắt nhịp cầu thông cảm.
Còn nếu đối phương vì có tính ganh tỵ, háo thắng thì chỉ có cách ổn thỏa nhất là rải tâm từ ái đến cho họ; và chính nhờ tâm từ ái, một ngày kia có thể biến kẻ thù thành người bạn tốt.
Chúng ta hãy ghi nhớ lời khuyên của La Cordaire: “Nếu anh muốn vui sướng trong chốc lát, cứ trả thù; nhưng nếu anh muốn an vui mãi mãi thì hãy tha thứ “. Đó là dĩ ân báo oán vậy.
Hòa điệu sống
Lịch sử nhân loại chứng minh rằng những kỳ thị màu da chủng tộc, sự cuồng tín và lòng tham vọng đã đem lại nhiều bất hạnh cho con người. Những kẻ khát khao quyền uy, tiền tài, danh vọng, nếu được cộng thêm vào tính ganh tỵ thì chẳng khác nào là đổ thêm dầu, họ đã không đóng góp được gì cho hòa bình an lạc của đồng loại mà luôn luôn gieo rắc nhiễu hại cho kẻ khác.
Họ không biết hòa điệu sống, vì quên rằng nếu ta muốn sống một cách thái hòa, hạnh phúc thì phải để cho kẻ khác được sống thanh bình, an lạc. Và họ lầm tưởng rằng họ có thể sống thanh bình trên sự đau khổ của kẻ khác, nhưng thật ra họ là những kẻ đau khổ nhất trên đời.
Chúng ta có thể biến thế giới này thành một thiên đàng hay địa ngục trần gian căn cứ trên khả năng biết hòa điệu sống hay không. Phải biết sống phù hợp với những định luật tự nhiên, như định luật nhân quả, nghiệp báo, vô thường, duyên khởi để chúng ta không còn bối rối hay khó chịu mỗi khi gặp những khó khăn trên đường đời.
Đừng tưởng rằng sống phù hợp với những định luật tự nhiên đó tức là chúng ta không tiến hóa. Chính con người tiến hóa hay không là do mức độ thích ứng với những định luật này nhiều hay ít. Bằng chứng là khoa học đã ứng dụng những định luật tự nhiên hay những nguyên lý căn bản để phát minh và chế tạo.
Tất cả những môn Xã-hội học, Tâm-lý học, Đạo-đức học, Kinh-tế học… đều có những định luật riêng của nó. Nếu những định luật này được áp dụng đúng mức thì chắc chắn nhân loại sẽ sống trong hòa bình, an lạc.
Đáng tiếc là một số người sau khi đã có thế lực, tiền tài lại muốn vượt ra khỏi nhịp sống tự nhiên, hy vọng tìm được một chân trời mới lạ. Và quả thật họ đã đạt được một chân trời mới, nhưng đó không phải là chân trời hạnh phúc mà là một địa ngục tràn gian với đầy đủ cực hình thảm khốc: tranh chấp, giết chóc, thù hận.
Chấp nhận phê bình
Tục ngữ ta có câu: “Mật ngọt chết ruồi” và “Thuốc đắng đả tật”. Lời khen trông có vẻ ngọt ngào nhưng chỉ làm cho ta thêm cao ngạo tự đắc. Trái lại, lời phê bình chỉ trích xem ra thật là cay đắng nhưng có thể giúp ta sửa chữa được nết hư tật xấu. Vì thế mà người ta có lý khi nói rằng: “khen là thù, chê là bạn”.
Chúng ta phải can đảm đón nhận những lời chỉ trích, vì trong số những lời chỉ trích đó hẳn phải có điều đúng với sự thật, khi đó ta phải cố gắng sửa sai và thành thật cám ơn người đã chỉ trích mình hơn là oán giận, tự ái. Đành rằng lòng tự ái được đặt đúng chỗ là một đức tính giúp cho ta tiến bộ. Nhưng tự ái quá đáng, nhất là trong trường hợp bị người phê bình thì chẳng những không có lợi gì cho ta mà còn gây thêm oán thù.
Mặt khác, khi thấy người lầm lỗi ta cũng nên tìm cách phê bình khéo léo để sửa sai cho họ, bằng không thì im lặng còn hơn làm cho họ mất thể diện. Chúng ta phải nhớ rằng: “Lầm lỗi mà ta thấy nơi tha nhân là phản ảnh những làm lỗi của chính mình”. Vì đã làm người thì ai cũng có cái xấu cái tốt như nhau. Câu tục ngữ: “Suy bụng ta ra bụng người” không phải là không có lý. Họ chỉ hơn kém ở chỗ có biết lánh xa những cái xấu và làm những điều tốt hay không mà thôi.
Vả lại, ngoại giới phản ảnh tâm trạng của mỗi cá nhân. Lúc ta buồn, vui, hờn, giận thì ngoại cảnh cũng bàng bạc những tâm trạng đó. Một người bất chánh thấy hành động của người khác tương tự như mình đều cho là bất chánh, nhưng sự thật vị tất đã là thế.
Như vậy ta nên hoan hỷ chấp nhận lời chỉ trích đúng dù với thiện tâm hay ác ý. Nhưng khi phải phê bình kẻ khác thì ta chỉ nên phê bình với lòng từ ái.
Hãy tự thanh lọc trước
Trong kinh Dhammapada (Pháp Cú), Đức Phật dạy:
Attànam ce tathà kayirà
Yathãnnã manusàsati
Sudanto vata dammetha
Attà hi kira duddamo (Dhammapada 159)
(Dạy người như thế nào, tự mình hành động như thế ấy.
Chính mình hãy tự kiểm soát đầy đủ rồi mới dạy kẻ khác.
Vì kiểm soát được mình mới thật là khó).

Thật là hữu lý khi chúng ta lo tròn bổn phận của mình chứ không xen vào công việc của người khác. Nếu chính mình chưa rành công việc thì dù có xen vào để tiếp tay cho kẻ khác thì cũng chỉ làm cho người vướng bận thêm, lắm khi còn bị người khác oán trách, và vô tình ta làm ơn lại mắc oán. Như vậy ta nên áp dụng câu “Cá nhân tự tảo môn tiền tuyết, mạc vấn tha nhân ốc thượng sương” (Mỗi người hãy tự quét tuyết trước sân mình. Đừng thắc mắc tại sao sương rơi trên mái nhà người khác) để tự cải thiện mình. Khi mình đã được cải thiện thì tự nhiên đã nêu một gương lành cho kẻ khác.
Đức Khổng Tử cũng dạy lấy tu thân làm căn bản trước khi muốn tề gia trị quốc hay bình thiên hạ. Nhiều người khi nghe nói Bồ-Tát vị tha thì nghĩ rằng cứ đi lo việc cho thiên hạ tức là trở thành Bồ Tát. Nhưng càng lo việc thiên hạ, thiên hạ càng xua đuổi, mạt sát vì thật ra họ chưa đủ tư cách, đức độ và trí tuệ của một vị Bồ Tát thật sự. Thì ra, muốn trở thành Bồ Tát phải tự rèn luyện đầy đủ Bi-Trí-Dũng trước đã.
Không lo âu phiền muộn
Một sự lầm lẫn đáng trách của con người là quá lo âu cho tương lai và nuối tiếc quá khứ. Đại Đức Dhammananda dạy rằng: “Bí quyết của một đời sống hạnh phúc và thành công là cố gắng làm những điều đáng làm trong hiện tại, không lo âu tương lai, không nuối tiếc quá khứ”.
Chúng ta không thể trở về quá khứ để làm những việc đã rồi , cũng không thể đến trước trong tương lai để thực hiện những chương trình chưa được thực hiện trong hiện tại, hay để xem những gì xảy ra ở đó. Người Anh có hai câu tục ngữ rất phù hợp với bí quyết sống không lo âu phiền muộn này. Họ nói rằng “Let bygones be bygones” nghĩa là hãy để cho cái gì đã qua trở về với quá khứ. Và “Never trouble trouble till trouble troubles you”. Đừng bao giờ lo âu về những phiền phức chưa đến.
Trong Truyền Đăng Lục có ghi:
Dục tri tiền thế nhân
Kim thân thọ giả thị
Dục tri lai thế quả
Kim thân tác giả thị
(Muốn biết cái nhân trong đời sống quá khứ hãy nhìn cái kết quả ta thu gặt trong hiện tại và muốn biết đời sống tương lai như thế nào thì hãy xem hành động của mình trong hiện tại.)
Nếu thấy ta có sai lầm trong quá khứ thì hãy ráng cải thiện lấy mình trong hiện tại. Và muốn cho tương lai huy hoàng thì cũng hãy tạo điều kiện lành trong chính hiện tại này.
Vậy không cần lo âu tương lai, nuối tiếc quá khứ, hãy sống trong hiện tại; hãy tạo cho hiện tại một đời sống an lành, vì giây phút hôm nay là hiện thân của cả tương lai lẫn quá khứ.
Tóm lại, kiểm soát nội tâm, hành động sáng suốt, thích ứng hoàn cảnh, khiêm nhường, tiết kiệm thì giờ, kiên nhẫn, dĩ ân báo oán, hòa điệu sống, chấp nhận phê bình, tự giác, không lo âu phiền muộn là những bí quyết của một đời sống hạnh phúc. Thật ra chúng ta có rất nhiều phương pháp để tạo cho mình một đời sống an lành, nhưng chung qui cũng gói ghém trong lời dạy sau đây của Đức Phật:

Kàyena samvara sàdhu
Sàdhu vàcàya samvaro
Manasa samvaro sàdhu
Sàdhu sabbatthà samvaro
(Giữ thân trong sạch hạnh phúc biết bao.
Giữ khẩu trong sạch hạnh phúc biết bao.
Giữ ý trong sạch hạnh phúc biết bao.
Tất cả được trong sạch quả thật là hạnh phúc cao quí.)
Viên Minh – Trần Minh Tài