...

Trang Pháp Âm HT Tuyên Hóa


Trang Pháp Âm - Khai Thị - Giảng Kinh của HT Tuyên Hóa , Nhấn vào đây để vào trang chủ

Sunday 30 May 2010

Lời Đức Phật Dạy

Đức Phật dạy: Người nào muốn vãng sanh vào cõi Phật, phải  tu tam phước.
Một là hiếu thảo cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, có lòng từ bi không sát sanh, tu thập thiện nghiệp.
Hai là thọ trì tam quy, giữ các giới đầy đủ, không phạm oai nghi.
Ba là phát tâm Bồ đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh đại thừa, khuyên bảo người tu hành . Làm được ba điều này, thì gọi là Tịnh Nghiệp Chánh Nhân của ba đời chư Phật.
·        Phật Giáo là Đức Phật đối với chín pháp giới chúng sanh giáo dục chí thiện viên mãn nhất.
·        Đức Phật Thích Ca sở thuyết tất cả kinh điển 49 năm, nội dung là nói rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
·        Tri giác gọi là Phật Bồ tát, Bất giác là phàm phu.
·        Tu hành là chúng ta đem những sự hiểu sai lầm đối với vũ trụ nhân sanh cách nhìn, cách nghĩ, cách nói cách làm mà cần phải tu chính lại.
·        Cương lĩnh tu hành của Phật giáo là Giác Chánh Tịnh, Giác mà không mê, Chánh mà không tà, Tịnh mà không nhiểm, y theo Giới Định Huệ tam học hầu mong đạt đến mục tiêu này.
·        Nền tảng tu học là tam phước, đối với người phải y theo lục hòa, đối với việc làm phải tu lục độ, tuân theo hạnh nguyện Phổ Hiền, tâm quy hướng Tịnh Độ, thì sự giáo hóa của Phật mới có thể hoàn toàn viên mãn.

Phật Giáo Là Gì ( PS Tịnh Không )

Phật Giáo Là Gì ( PS Tịnh Không ) Hy vọng lời khai thị của PS Tịnh Không sẽ làm cho mọi người hiểu rõ.
( Note : Nhấn chuột vào biểu tượng tròn màu tím để nghe )
Hãy Sống Trong Thế Giới Biết Ơn

Hãy biết ơn những người khiển trách ta
vì họ giúp ta tăng trưởng Định Tuệ.
Hãy biết ơn những người làm ta vấp ngã
vì họ khiến năng lực của ta mạnh mẽ hơn.
Hãy biết ơn những người bỏ rơi ta
vì họ đã dạy cho ta biết tự lập.
Hãy biết ơn những người đánh đập ta
vì họ đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta.
Hãy biết ơn những người lường gạt ta
vì họ tăng tiến kiến thức cho ta.
Hãy biết ơn những người làm hại ta
vì họ đã tôi luyện tâm trí của ta.
Hãy biết ơn tất cả những người khiến ta được Kiên Định Thành Tựu.


Living in a Grateful World 

Be grateful to those who have hurt or harmed you
For they have reinforced your determination
Be greteful to those who have made you stumble
For they have strengthened your ability
Be grateful to those who have abandoned you
For they have taught you to be independent
Be grateful to those who have hit you
For they have reduced your karmic obstacles.
Be grateful to those who have deceived you
For they have deepened your insight.

Be grateful to those who have denounced you

For they have increased your wisdom and concentration

Be grateful to those who have made you
FIRM & RESOLUTE and Help in your Achievement.


Trích những lời khai thị vàng ngọc của Tịnh Không Pháp Sư.

Friday 28 May 2010

Bài hát chính thức Vesak 2010 ( A Breath Of Peace)

Bài hát chính thức Vesak 2010 ( A Breath Of Peace)

Xin đừng man rợ và thờ ơ - Phạm Xuân Nguyên


TT - Tin tức về những con voi rừng bị giết, bị đầu độc một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động và cảnh tỉnh chúng ta. Voi là giống vật lớn, sống sót sau quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra hàng triệu triệu năm. Nhưng đến giờ, có thể chỉ trong một tích tắc nữa của lịch sử Trái đất, giống loài này sẽ tuyệt diệt cùng với nhiều giống loài khác.
Do con người. Những ai thích văn thơ hẳn còn nhớ hình ảnh đẹp về voi trong thơ Nguyên Hồng “Ngẫm nghĩ voi đi/ Thác Khôn cười trắng xóa”, hay trong thơ Tố Hữu “Voi đi lững thững bình yên/ Bỗng ngơ ngác đứng bom rền xa xa”. Những cảnh tượng này giờ đây đã hiếm hoi lắm rồi, nếu không nói là đã bị mất hẳn. Thay vào đó là cảnh những con voi độc, những bầy voi bất thần kéo về phá nát ruộng nương, quần xéo con người. Voi nổi giận. Và thiên nhiên báo thù.
Con người hiện đại đang sống trong một môi trường mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng. Chúng ta ngày càng quên đi một điều cơ bản đơn giản: con người thuộc về giới tự nhiên, là một bộ phận của giới tự nhiên. Trước khi là một sinh vật xã hội, con người là một sinh vật tự nhiên. Tách khỏi tự nhiên, chúng ta không tồn tại được. Bầu khí quyển đang bị ô nhiễm. Nguồn nước đang bị ô nhiễm và cạn kiệt. Các loài cây, các giống vật đang bị triệt tiêu, diệt chủng. Thiên nhiên mất cân bằng thì con người cũng bị mất cân bằng. Chúng ta đang chứng kiến hằng ngày, hằng giờ hậu quả tàn khốc từ việc con người tự diệt mình thông qua tiêu diệt thiên nhiên.
Những kẻ tàn sát thiên nhiên như vậy dù sống trong xã hội văn minh nhưng đích thực là những kẻ man rợ. Không thể dùng một từ nào khác hơn. Man rợ, những kẻ người dùng các loại vũ khí hiện đại để giết các con vật hoang dã. Man rợ, những kẻ người lăm lăm dao búa lùng tìm chặt những thứ cây quý. Nhưng còn đáng sợ hơn là sự vô cảm của cộng đồng trước những hành động man rợ đó. Ở Hà Nội, khu Bách thảo, những xâu chim vặt lông được bày bán, những con chim nhỏ đỏ hỏn được người bán giơ lên chào mời. Sẽ thấy ra vì sao thành phố vắng bóng chim, thiếu tiếng chim. Xa hơn nữa, từ đó mới hiểu vì sao có những con voi bị hạ, những con bò tót bị bắn. Mà người ta cứ dửng dưng, cứ cho là của trời đất, mất rồi lại có.
Phải làm gì đây? Câu hỏi đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nhiều biện pháp, giải pháp đã được đưa ra và thực hiện, nhưng sự man rợ của con người đối với thiên nhiên chừng như vẫn không hề suy giảm. Phải chăng trong khi vẫn quyết liệt và mạnh mẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ thiên nhiên, thì xã hội và nhất là trong nhà trường, cần hướng con người về lại tự nhiên, tập sống lại trong thiên nhiên và với thiên nhiên.
Bắt đầu là từ việc tôn trọng thiên nhiên khi quy hoạch cuộc sống con người. Hãy tính đến thiên nhiên trong mỗi việc làm, vì có việc làm nào của con người mà không diễn ra trong thiên nhiên, mà không động chạm đến thiên nhiên. Từ thiên nhiên nhỏ trong nhà mình đến thiên nhiên rộng ở làng quê, thành phố và ra cả Trái đất. Vì sao ai bắt mất con mèo nhà mình thì ta đau khổ, căm tức, mà một con voi ở rừng bị đầu độc, bị bắn hạ thì ta coi như chẳng liên quan? Con voi đó cũng là của nhà mình - ngôi nhà đất nước, ngôi nhà Trái đất.
Xin đừng quên những lời này của cha đẻ thuyết tiến hóa: “Không có sự khác biệt lớn giữa con người và các động vật cấp thấp về năng lực tinh thần... Các loài vật cấp thấp, giống như con người, cũng có cảm giác vui sướng và đau khổ, hạnh phúc và khốn cùng” (Charles Darwin).
PHẠM XUÂN NGUYÊN

Những câu chuyện nói về nhân quả

Wednesday 26 May 2010

Thõng tay vào chợ

Mùa Xuân lững   thững về. Anh   cũng lững thững đi ra phố chợ. Hai bàn tay trơ trọi của anh đút sâu vào hai túi quần rỗng trống buồn tênh. Anh mỉm cười thong dong bước đi, hòa vào dòng người nhôn nhao tất tả. “Tôi không phải là kẻ móc túi!”. Anh muốn nói với mọi người chung quanh điều ấy, và chắc khi nhìn thấy anh, mọi người cũng nghe được lời anh nói qua điệu bộ buồn cười của anh. Anh vào chợ chỉ để đưa mắt ngắm nghía, hít thở không khí của chợ búa ngày Xuân, cho đến khi mệt mỏi anh mới trở về nằm dài trên chiếc giường ọp ẹp, tay xoa bụng lép kẹp, mắt nhìn bâng quơ lên trần mái dột nát của căn gác nhà trọ già nua, để tưởng tượng, ước mơ một ngày mai tươi sáng.  

Thiền trong cuộc sống

Ngày nay thiền đã trở thành phổ biến, ai cũng nói về thiền, sách báo nào cũng đề cập đến thiền, gần đây lại có chuyện du lịch thiền. Nhiều nhận định về thiền, nào là thiền là sự rỗng lặng, sự đào luyện tâm tỉnh thức, tâm từ bi, sự nhận chân về giả hợp và chân ngã... Thật vậy, trong cuộc sống mà con người luôn phải đối mặt với bao nỗi lo âu sợ hãi và bế tắc thì giáo lý đạo Phật được xem như một giải pháp khả dĩ đáp ứng những yêu cầu bức xúc của thời đại, nhằm tháo gỡ vướng mắc, khổ đau… đã được các triết gia, các nhà tư tưởng, nhà khoa học Đông Tây quan tâm. Thiền đã trở thành một phong cách sống tỉnh thức có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, căn cơ khác nhau, không phân biệt truyền thống văn hóa tôn giáo, được phổ biến trên các phương tiện truyền thông và có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như thư pháp, thi ca, hội họa, âm nhạc, uống trà, cắm hoa... và cả kỹ thuật làm đẹp.            
Ở ta, sau một khoảng lặng, thiền cũng đã rộ lên với sách, báo và các bài viết của các thiền sư Việt Nam, Trung Quốc, Tây Tạng... đã giúp nhiều người hiểu biết thêm về thiền, nhưng tiếc thay một số người cũng chỉ dừng lại ở “biết để mà biết”. Họ vẫn nghĩ thiền là lĩnh vực cao siêu thuộc thẩm quyền của các bậc thiền sư, các bậc thức giả có thiện căn hay ít ra cũng là các thiền sinh trong thiền viện, chứ không phải là thứ dành cho bất cứ ai, vội vã nhảy vào không khéo thì… tẩu hỏa nhập ma! Vả lại, khi nói đến thiền người ta cũng chỉ nghĩ đến ngồi thiền. Thật ra, thiền là một phong cách sống tỉnh thức trước thực tại và biểu hiện chánh niệm thường trực trong mọi uy nghi như đi đứng nằm ngồi ngủ nghỉ... mà truyền thống Thiền tông đã nói đến như thiền nhặt rau, bửa củi, giã gạo, lau nhà, múc nước...
Chính vì vậy, hơn lúc nào hết trong cuộc sống hối hả như ngày nay, con người phải chịu nhiều áp lực, thiền không hẳn là việc ngồi tĩnh tọa trong am cốc, trong thiền viện, chùa chiền theo một thời khóa nhất định. Tất nhiên ngồi thiền có lợi thế để đạt trạng thái định cao. Ngày nay thiền đã đi vào cuộc sống, chẳng hạn khi đi xe máy, chỉ đơn giản là biết nương theo hơi thở để trở về với mình, cũng có thể niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát… thì đầu óc sẽ tỉnh táo, mắt tinh tường quan sát trước sau (không để tâm lang thang) tất sẽ hạn chế bất cẩn, tai nạn. Khi mới ngủ dậy, thay vì vội bước xuống đất ra ngoài, ta để năm mười phút hít thở, xoa đầu mặt, tay chân... hẳn sẽ tránh được trúng gió do sự thay đổi môi trường đột ngột hay trợt té dập đầu, gãy xương. Trước khi ngủ, nằm buông thư hít vào thở ra sâu chậm năm bảy lần, đưa tâm trở về tiếp xúc với mọi bộ phận cơ thể, ta sẽ ý thức được hoạt động không ngừng nghỉ suốt ngày đêm của lục phủ ngũ tạng, ta sẽ biết cách tránh tác hại do hít thở khói thuốc lá, bụi bặm ô nhiễm, thức ăn thức uống độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhấc máy điện thoại, trước khi nói hít thở sâu ba bốn lần, kéo tâm đang rong ruổi trở về giây phút hiện tại và nở nụ cười, người nghe bên kia ắt hẳn sẽ cảm nhận được niềm vui. Sau hai ba giờ làm việc mệt nhọc, căng thẳng ta đứng lên, cũng có thể ngồi tại chỗ vươn vai thở sâu năm bảy bận, đưa tâm trở về với thân, sự hưng phấn sẽ trở lại để tiếp tục công việc. Khi gặp chuyện tức tối hay bực bội, trở về với hơi thở ta sẽ nhận diện được cơn giận, cơn giận sẽ từ từ tan biến. Cũng thế, khi gặp chuyện bất trắc, thay vì vội vã đối phó bằng một thái độ giận dữ, ta thở sâu năm bảy lần, lấy lại bình tĩnh và tìm ra cách xử sự phù hợp.
Đó là những gì tôi đã làm và chia sẻ với người thân, bạn bè và đã đạt được kết quả tốt đẹp, đến độ khi gặp ai đó có vấn đề bức xúc về gia đình con cháu hay đến thăm người bị bệnh, tôi cứ lấy làm tiếc rằng họ không biết sử dụng thiền và nôn nóng muốn vực họ dậy, bày họ thở! Như thế thiền, đúng với mọi nhận định trên, vì hơi thở không phải cố gắng nỗ lực mà kết quả tự nhiên đến! Cũng chính vì thế thiền, ngày càng được vận dụng trong mọi lãnh vực đời sống. Trong trường học, thiền giúp học sinh tăng khả năng chú ý, phát huy trí nhớ, óc sáng tạo. Trong bệnh viện, thiền giúp bệnh nhân làm chủ hơi thở, điều hòa nhịp tim và khí huyết, nhờ thế máu huyết tươi nhuận, tăng cường sức đề kháng. Trong trại cải huấn, thiền giúp trại sinh nương theo hơi thở để soi rọi lại mình, nhờ đó giảm căng thẳng, bớt bạo động, biết thông cảm và thương yêu. Trong trại cai nghiện, thiền giúp phát triển thái độ lạc quan, ổn định tinh thần, thấy được ý nghĩa cuộc sống. Nhờ đó cơ thể kích thích hóc-môn tăng cường hoạt động, chế ngự tác động của chất gây nghiện.
ThienDinhSucKhoe.jpg

Thiền một nét đẹp văn hóa học đường

Thiền, một khái niệm có thể quen hoặc chưa quen đối với nhiều người nhưng nó có một giá trị lý luận và thực tiễn rất cao, và lại càng có ý nghĩa hơn một khi được ứng dụng cho các trường học của nước ta hiện nay.
Thiền, có xuất xứ từ Ấn Độ cổ đại, được xem là một phương pháp giáo dục con người một cách toàn diện, hướng con người đến Chân - Thiện -Mỹ, rèn luyện con người phát triển thể lực và trí lực một cách hài hòa và tốt đẹp. Giá trị lý luận và thực tiễn của Thiền càng được khẳng định khi hiện nay trên toàn thế giới, nhất là các nước phương Tây đang quan tâm và hướng về nó một cách tích cực.
 
thienhocduong.jpg
Các em học sinh Thái Lan học thiền

Monday 24 May 2010

Nhất Hưu viết chữ lớn

Tập 1 :



Gần 25 thế kỷ trôi qua, Đức Phật : một con người có thật trong lịch sử nhân loại - vẫn còn để lại những dấu ấn đầy tính nhân bản với những lời dạy của Ngài làm cho con người có nhiều suy tư về vị giáo chủ đã tuyên bố : "Con người và chỉ có con người mới có thể thực hiện những hoài bão lý tưởng hưóng đến Phật quả".


Ý nghĩa của nghi lễ tắm Phật

Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị Long vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một vị phun dòng nước nóng.

Tắm Phật

Sunday 23 May 2010

Phép Lạ Của Sự Tĩnh Thức

Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức - HT. Thích Nhất Hạnh

Saturday 22 May 2010

Ăn Trong Im Lặng

 Mục đích của sự ăn cơm im lặng là để thấy được giá trị của những thức ăn mà ta đang ăn và thấy được sự có mặt của những người đang ngồi ăn với ta bữa cơm hôm nay. Cái thấy này chỉ trở nên sâu sắc khi ta biết vừa ăn vừa quán niệm. Sự quán niệm này không mệt nhọc, không làm hao tổn trí óc và mệt bộ tiêu hóa; trái lại nó còn làm cho ta thanh tịnh khỏe khoắn và an lạc thêm. Im lặng giúp cho ta quán niệm thành công. Thức ăn ta đang ăn có thể cho ta thấy liên hệ mật thiết giữa ta và vũ trụ, giữa ta và trái đất, giữa ta và mọi người cùng mọi loài. Từng cọng rau, từng giọt tương, từng miếng đậu chứa trong chúng sự sống của trái đất toàn vẹn và của cả mặt trời. Ta thấy được ý nghĩa và giá trị sự sống ta qua những miếng ăn nhỏ bé và quý giá đó. Ta ý thức được rằng ta đang ngồi chung với những con người khác, và ta có cơ hội để nhìn thấy được họ một cách rõ ràng và hiện thực hơn.  Ta  có  cơ hội cười với họ một nụ cười thật sự thân hữu và có chất liệu cảm thông sâu sắc. Các hình ảnh chứa đựng trong các bài thi kệ đều là những hình ảnh thiết thực; ta phải thấy được  những  hình  ảnh  đó  và  sử  dụng được chúng để nhìn sâu vào trong sự vật. Bữa cơm im lặng đầu tiên có thể là sẽ hơi ngỡ ngàng và chưa được tự nhiên, nhưng nếu ta học được thói quen, ta sẽ thấy những bữa cơm im lặng đem lại cho ta thật nhiều hạnh phúc, an lạc và đằm thắm.

Thursday 20 May 2010

Phương pháp Thiền

1. Tư thế ngồi: ngồi sao cho thoải mái, ngồi bán già hay kiết già tùy theo thói quen. Ngồi thẳng lưng,tu 
the ngoi thien dinh chân phải đặt tréo qua trên chân trái. Bạn có thể ngồi trên một tấm đệm hay một cái gối giữ cho tư thế ngồi của mình  được dễ chịu, không có gì làm ngăn trở hơi thở của bạn. Lòng bàn tay được xếp lên nhau và đặt trên hai chân. Bạn cảm thấy bạn và mặt đất là một và cảm thấy an lạc khi ngồi được bao lâu mình có thể.
2. Mắt nhắm lại nhẹ nhàng, cơ thể phải cảm thấy thư thái;  cơ trên mặt và các cơ bắp khác phải được thư giãn.  Cổ, vai, cánh tay, ngực, thân mình và chân phải được thư giãn, bạn phải chắc chắn là không có dấu hiệu nào căng thẳng  trên vầng trán hoặc trên toàn thân.
3.Mắt  vẫn nhắm và cắt đứt mọi suy nghĩ về chuyện bên ngoài. Cảm thấy như thể bạn đang ngồi một mình, xung quanh bạn không có gì cả hoặc không có ai cả. Tạo ra một cảm giác an lạc và yên tĩnh nơi tâm bạn. Trước khi bắt đầu, điều cần thiết là làm quen với những Luân xa đang bị bế tắc trong cơ thể  của bạn. Luân xa là các trung tâm điểm của thần kinh hệ, là điểm dừng nghỉ của tâm. Luân xa thứ nhất là vành của lỗ mũi, người nam ở bên phải, người nữ  ở phía bên trái. Luân xa thứ hai là sống mũi, bên phải là người nam, bên trái của người nữ. Luân xa thứ ba nằm giữa đỉnh đầu. Luân xa thứ tư ở trong nóc miệng. Luân xa thứ năm nằm ở cổ, (phía trên "trái táo"). Luân xa thứ sáu ở giữa thân mình, phía trên lỗ rốn một chút. Luân xa thứ bảy cách phía trên Luân xa thứ sáu bằng bề ngang của hai ngón, đây là luân xa quan trọng nhất của toàn thân, đó là trung tâm điểm của thân và chính là điểm hội tụ của tâm.
4. Cảm thấy rằng cơ thể bạn ở dạng trống rỗng. Quán tưởng một cách nhẹ nhàng từ luân xa thứ nhất đến luân xa thứ bảy. Bất cứ tâm niệm nào dấy khởi trong tâm, bạn chỉ quan sát chứ không can thiệp. Bằng cách thực tập này tâm bạn sẽ dần dần đạt đến trạng thái thanh tịnh hơn và nội tâm sẽ được bừng sáng .
5. Nếu bạn cảm thấy rằng mình không thể chặn đứng luồng tư tưởng vọng động, tâm của bạn cần có một đối tượng để dễ dàng tập trung. Ta hãy tưởng tượng có một điểm sáng trắng tròn (crystal ball) như quả cầu, cỡ  bằng đầu ngón tay, đang nằm ở trung tâm của cơ thể bạn. Có thể bạn sẽ tưởng tượng là không có gì cả, tuy nhiên sau đó bạn sẽ có thể thấy một tinh thể tròn sáng lớn dần lên. Nó khiến cho tâm bạn tiến vào luân xa mà bạn đang tập trung. Bạn nỗ lực tập trung tư tưởng quán niệm nhiều hơn thì tinh thể sáng sẽ lớn hơn và rõ ràng hơn, tuy nhiên bạn không nên cố gắng quá sức, vì lẽ bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và nhức đầu.
6. Nếu tâm bạn tiếp tục dao động từ những điểm sáng, bạn có thể kéo tâm bạn trở về bằng cách trì chú thầm lặng" "Samma-araham" , như thể âm thanh của bài chú này đang đến từ tâm điểm của tinh thể sáng. Bạn tiếp tục trì bài chú mà không cần để tâm đến số lượng.
7. Không nên tận hưởng những gì xuất hiện nơi tâm bạn. Không phân tích những gì diễn biến trong lúc thiền định. Hãy để cho tâm bạn dừng nghỉ, lắng yên - đó là tất cả những gì bạn cần. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn vị trí trung tâm của thân, bạn hãy tiếp tục trì bài chú " Samma-araham" và quán tưởng ngay vào lân xa thứ 7 của mình.Hãy kiên trì để thực hành cho thành tựu. Tâm vọng động hôm nay là tâm thanh tịnh ngày mai, vô minh hôm nay là giác ngộ ngày mai, sự bền chí hôm nay là sự thành tựu ngày mai. Không nên thất vọng nếu tâm bạn vẫn chưa tập trung. Đó chỉ là sự tự nhiên của người mới bắt đầu. Hãy tiếp tục nỗ lực, giữ tâm an tịnh và tỉnh giáùc và cuối cùng bạn sẽ đạt được kết quả.
8. Bạn hãy tiếp tục trì niệm thần chú và cuối cùng âm thanh của lời trì niệm sẽ tan mất. Trong điểm sáng mới, một tinh thể tròn sáng sẽ xuất hiện nơi tâm, tinh thể sáng này lóe lên những tia sáng như kim cương. Trạng thái này được gọi là pathama magga (cái vốn có của riêng mình) . Trong giai đoạn này tinh thể tròn sáng gắn chặt với tâm và chiếm vị trí trung ương của thân. Bạn sẽ cảm thấy an lạc, với sự tiếp tục quan sát tâm điểm của tinh thể sáng tròn, nó tạo cho ta có một chuỗi dài gia tăng về sự thuần khiết thanh tịnh của thân cho đến khi ta đạt được mục tiêu tối hậu được gọi là Dhammakaya, một cấp độ cao nhất của sự đạt được niềm hạnh phúc tối thượng (supreme happiness)

Nguon :  http://www.chuathienlong.com/

Lợi ích của Thiền định

Hiện nay, nhiều người khắp nơi trên thế giới, bất luận tôn giáo nào, đã ý thức về những lợi ích có được qua thiền định. Mục đích chính yếu của thiền định là đào luyện tâm và dùng nó càng lúc càng hiệu quả trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nay chùa Thiên Long có thêm những bài về Thền định trong chuyên mục Sức khỏe kính gửi đến chư vị.
 
Cứu cánh của thiền định là nhằm vào sự giải thoát khỏi bánh xe luân hồi – vòng sinh tử. Mặc dù đó là một công việc khó nhất, nhưng những lợi ích tích cực có thể đạt được ngay hiện tại, nếu ta trọng vọng với thiền định. Thật thích đáng để nhắc lại những gì đã được đề cập trước: Ta không nên bị nô lệ bởi những triển vọng của các điều lợi ích này và mất đi tầm nhìn về mục đích xác thực của thiền định Phật giáo. Những lợi ích của thiền định có thể được tóm lược như sau:

1- Nếu bạn là người bận rộn, thiền định có thể giúp bạn buông bỏ căng thẳng và tìm đến sự thư thả.

2- Nếu bạn là một người lo âu, thiền định có thể làm bạn bình tĩnh và tìm đến tâm an bình.

3- Nếu bạn là một người có vô tận những vấn đề, thiền định có thể giúp bạn phát triển lòng can đảm và nghị lực để đối mặt và khắc phục chúng.

4- Nếu bạn thiếu tự tin, thiền định có thể giúp bạn thu được tự tin vốn là bí quyết thành công trong đời sống.

5- Nếu bạn có tâm lo sợ, thiền định có thể giúp bạn thấu hiểu thực chất của những vấn đề khiến bạn hoảng loạn – lúc đó bạn có thể khắc phục tâm lo sợ.

6- Nếu bạn luôn luôn bất mãn với mọi sự và không có gì trong đời sống làm bạn thỏa mãn - thiền định có thể cho bạn cơ hội để phát triển và duy trì sự hài lòng với chính mình.

7- Nếu bạn hoài nghi và không quan tâm đến cách sống đạo lý, thiền định có thể giúp bạn vượt qua thái độ hoài nghi và thấy vài giá trị thực tiễn trong hướng dẫn đạo pháp.

8- Nếu bạn thất bại và khổ sở do thiếu hiểu biết về tình trạng bấp bênh của đời sống và thế giới, thiền định có thể thực sự hướng dẫn và giúp bạn hiểu biết tính phù du của các pháp thế gian.

9- Nếu bạn là người giàu, thiền định có thể giúp bạn nhận chân bản chất sang trọng cao cả của bạn và cách sử dụng nó không những vì chính hạnh phúc của bạn mà còn vì hạnh phúc tha nhân.

10- Nếu bạn là người nghèo, thiền định có thể giúp bạn phát triển sự tri túc và không dung dưỡng lòng ganh tỵ với những người có nhiều hơn bạn.

11- Nếu bạn là một thanh niên ở bước ngoặc của cuộc đời, và bạn không biết rẽ về đâu, thiền định có thể giúp bạntìm thấy chánh đạo để đi đến mục đích đã chọn được.

12- Nếu bạn là một người đứng tuổi, chán ngán cuộc sống, thiền định có thể mang lại cho bạn sự hiểu biết cuộc sống sâu sắc hơn; sự hiểu biết này lần lượt sẽ làm vơi đi những nỗi đau của bạn và gia tăng niềm vui sống.

13- Nếu bạn nóng tánh, bạn có thể phát triển sức mạnh để khắc phục nhược điểm của tánh nóng nảy, thù hận để trở thành người điềm tĩnh hơn.

14- Nếu bạn ganh tỵ, bạn có thể hiểu rằng những thái độ tinh thần tiêu cực không bao giờ đóng góp bất cứ điều gì cho lợi ích của bạn.

15- Nếu bạn không thể giảm tham ái đối với các dục lạc, bạn có thể học cách trở thành người làm chủ những dục lạc của bạn.

16- Nếu bạn nghiện rượu hoặc ma túy, bạn có thể khắc phục thói quen nguy hiểm đã từng làm cho bạn nô lệ.

17- Nếu bạn là người hẹp hòi, bạn có thể phát triển cái trí sáng suốt, nó sẽ mang lại lợi ích cho bạn, bằng hữu và gia đình của bạn và tránh cái hiểu lầm lạc.

18- Nếu những cảm xúc tác động mạnh mẽ nơi bạn, chúng sẽ không có cơ hội để làm cho bạn lầm đường lạc nẻo.

19- Nếu bạn khổ sở từ những hỗn loạn như những chứng suy nhược thần kinh và xáo trộn tinh thần, thiền định có thể làm khơi dậy những năng lực tích cực trong thân tâm bạn để phục hồi sức khỏe, đặc biệt nếu chúng thuộc những vấn đề thần kinh.

20- Nếu bạn là người nhu nhược hoặc là người duy trì tính phức cảm tự ty, thiền định có thể củng cố nội tâm bạn để phát triển lòng can đảm và khắc phục sự nhu nhược.

21- Nếu bạn là người sáng suốt, thiền định sẽ hướng dẫn bạn đến trí tuệ cao siêu. Lúc đó bạn sẽ thấy chân tướng của các pháp, và không còn thấy theo vẻ ngoài nữa.

Đây là một vài lợi ích thực tiễn xuất phát từ việc thực hành thiền định. Những lợi ích này không phải để bán trong bất cứ tiệm buôn hoặc cửa hàng bách hóa nào. Nhưng bạn có thể phát triển chúng qua thiền định của bạn. Tâm là chìa khóa mở cửa hạnh phúc và cũng là chìa khía mở cửa khổ đau. Hiểu và khéo dùng tâm là công việc hơn hẳn đời sống thanh bình và tự mãn.

Lợi ích của Thiền như thế nào ?

Yoga không chỉ dừng lại ở các tư thế asanas. Là một phần cấu thành của Yoga, thiền cũng là một phương pháp mang tính hệ thống và khoa học về tập trung tâm trí. Phản ứng của cơ thể trong khi thực hành thiền định là ngược lại so với phản ứng với những căng thẳng về tâm-sinh lý (stress). Thiền định làm dịu hệ thần kinh trung tâm, nhịp thở, nhịp tim và huyết áp. Thực hành thiền định thường xuyên có tác dụng mở rộng tâm trí, giúp phát triển cảm nhận trực giác nhạy bén hơn và hiểu biết sâu hơn về bản thân cũng như về thế giới xung quanh.

LỢI ÍCH CỦA TU THIỀN

 Đề tài chúng tôi nói hôm nay là Lợi ích của sự tu thiền, song chỉ nói hạn chế trong một phần thiết yếu thôi. 
Trước khi nói về lợi ích của sự tu thiền, chúng tôi xác nhận lại rõ ràng tu thiền ở đây là tu theo phương pháp của đạo Phật, chớ không phải thiền của các môn phái khác. Nếu chúng ta hiểu rõ và ứng dụng đúng cách, sẽ có những lợi ích như thế nào, đó là chỗ chúng tôi muốn trình bày. 

Nói đến lợi ích của tu thiền nghĩa là nói đến lợi ích của đạo Phật. Bởi vì mục đích của đạo Phật là lấy giác ngộ giải thoát làm nền tảng. Các lợi ích khác nếu có chỉ là phần phụ, chớ không phải gốc. Nếu chúng ta tu thiền theo đạo Phật thì phải thấy rõ làm sao đi đến chỗ cứu kính giác ngộ được đạo, thấy rõ chân lý của kiếp người, của chúng sanh. Đồng thời, ta làm chủ được mọi sự trói buộc mọi sự lôi kéo để thành con người tự do giải thoát. Đó là mục đích của đạo Phật. 

Ai bảo ăn chay là khổ







Ai bảo đi tu là khổ



Đối phó với cơn bão cảm xúc

Muốn thành công trong việc thực tập ái ngữ, bạn phải biết cách đối phó và xử lý những cảm xúc của bạn, khi chúng phát hiện trong tâm. Mỗi khi một nỗi buồn, một cơn giận hay một niềm tuyệt vọng dâng lên, bạn phải có khả năng đối phó với nó. Đối phó ở đây không phải là chống cự, đè nén hoặc xua đuổi, bởi vì nỗi buồn cơn giận hay niềm tuyệt vọng ấy là một phần của chính bạn, và ta không nên chống cự, đè nén, hoặc đàn áp chính ta, vì như vậy là ta đối xử bạo động với chính ta


Nguồn gốc mê tín

Mê tín là cái bệnh những nhà trí thức đều chê trách, Chánh quyền cũng chủ trương dẹp trừ mê tín. Thế mà bệnh mê tín mỗi ngày một tăng, càng lúc càng lan rộng. Thậm chí có những nước tự cho mình là văn minh nhất thế giới, mà dân chúng trong nước ấy vẫn còn mê tín. Ðó là tại sao? Trước tiên chúng ta phải biết mê tín là thế nào? Mê tín là lòng tin mù quáng không thấy lẽ thật, không đúng chân lý. Ðơn cử một số thí dụ để chúng ta biết rõ. Như tin ông đồng bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành ngày dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao cúng hạn, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi v.v... Những lối tin này không có lý luận, không đủ bằng chứng, không có lợi ích, nên gọi là mê tín.


Wednesday 19 May 2010

Tuesday 18 May 2010

Monday 17 May 2010

Nếp sống tỉnh thức



Những ai luôn hồi ức về quá khứ và mơ tưởng đến tương lai mà quên đi những phút giây hiện tại nhiệm mầu mà mình đang sống, người đó chỉ có thể chuốc lấy những nỗi khổ và niềm đau mà thôi. Tại sao chúng ta không bằng lòng với thực tại? Bằng lòng với thực tại có nghĩa là ta hạnh phúc với những gì đang có mặt quanh ta. Trong sự phù du của kiếp người trong cõi Ta-bà giả tạm này thì có cái gì là tồn tại dài lâu, trường tồn bất biến với ta đâu! Kể cả xác thân này huống chi là tiền tài vật chất! Con người cũng như vạn vật có mặt trong vũ trụ này, có thành rồi có hoại, có hợp rồi có tan. Nên trong kinh Pháp Cú, đức Phật đã dạy: “Cao thì phải rơi, hợp thì phải tan, sinh thì phải tử”

Nếp sống đơn giản

Đức Phật đã dạy: “Đa dục vi khổ” nghĩa là còn ham muốn nhiều thì còn khổ nhiều, càng hy vọng nhiều thì càng thất vọng nhiều, càng chứa nhiều thì tâm ta càng trĩu nặng. Xã hội văn minh cho ta những vật chất, nhưng nó đã cướp mất ở ta cuộc sống đơn giản thường tình, cướp mất cái hạnh phúc chân thật ở chính ta, làm cho ta đánh mất đi lương tâm và sự truyền thống với những người mà chúng ta thương mến, đó là cái mà người ta quý hơn tất cả mọi thứ tiền tài vật chất trên đời. Mà bất hạnh thay, đôi khi ta lại chửi rủa họ vì những thứ vật chất rất tầm thường.

Sunday 16 May 2010

Phát tâm ăn chay


Ngạn ngữ có câu:
“Xưa nay trong một bát canh
Oán sâu như bể hận thành non cao
Muốn hay nguồn gốc binh đao
Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”.
Tất cả loài chúng sinh, từ loài có vảy, có mao, lông vũ... thể chất tuy khác người, nhưng sự hiểu biết và đau khổ đâu có khác con người. Bởi đời trước tạo nghiệp bất thiện nên đời này phải làm thân súc sinh. Theo quan điểm của đạo Phật: “Mọi vật đều bình đẳng một thể, đó là đại bi” và xem mọi loài chúng sinh đều có Phật tính, đều sẽ thành Phật, cho nên chủ trương ăn chay và phóng sinh. Trong cuộc sống, con người bị Ngũ dục chi phối, chỉ vì muốn ăn ngon nên sát sinh để nuôi dưỡng thân mạng.
Song, họ không biết rằng, ăn thịt chúng sinh là một sự thật vô cùng nhẫn tâm. Người ta đã làm ngơ trước sự kêu gào thống thiết khổ đau của chúng sinh khi bị giết. Vì vậy mà ta ăn chay để thể hiện lòng thương xót loài vật, không nỡ đóng gióp thêm vào nỗi thống khổ của cuộc sống đầy đau thương bị hành hạ, đánh đập. Trước khi chết còn phải chịu sống những ngày kinh hoàng trên những chiếc xe chuyên chở khổng lồ, đói khát, dồn ép trong một trạng thái thần kinh rất khủng khiếp, rồi bị lùa vào hành lang dẫn đến lò sát sinh, để nghe thấy những tiếng thét thất thanh trong phút giây giãy chết. Trong kinh Hồng Danh cũng có nói: “Không tự mình giết, không bảo người giết, không tán đồng việc giết chóc”. Nhìn kỹ vào trong một miếng thịt, chúng ta sẽ thấy máu me tràn đầy, nhìn kỹ vào một bữa ăn chúng ta sẽ thấy dẫy đầy sự đau khổ.

Học theo lời Phật

Học và hành theo lời Phật dạy, tìm hiểu và hấp thụ giáo pháp của Ngài. Dùng ba phương pháp “văn, tư, tu”, tức là nghe lời giảng hoặc đọc kinh sach, suy ngẫm để thấm nhuần tinh túy của lời Phật dạy nhằm áp dụng vào đời sống để điều phục tâm mình không cho vọng động. Ta nên thực hành theo pháp môn Tam vô lậu học Giới–định–tuệ và tinh tấn niệm Phật để tiêu trừ nghiệp chướng.
Việc học Phật cũng quan trọng như hơi thở chúng ta vậy. Bình thường ta thấy nó không quan trọng, nhưng đến khi hơi bị trở ngại thì nó lại vô cùng có ý nghĩa. Nếu ta không tranh thủ thời gian để học hỏi Phật pháp và tu tập thì sẽ muộn mất.

Vậy phải học tập và hành trì như thế nào? Truớc hết, chúng ta phải học hỏi giáo lý từ Thầy bạn, từ những vị giảng sư trong các khóa tu Phật thất hoặc tu Bát quan trai. Nếu có điều kiện thì nên tham gia học các lớp giáo lý dành cho Phật tử hoặc chương trình Phật học hàm thụ của Nguyệt San Giác Ngộ. Ta cũng có thể học từ các kinh sách băng đĩa dành cho Phật tử sơ cơ. Học tập được đến đâu thì ta nên áp dụng vào đời sống hằng ngày của mình đến đấy để có được hạnh phúc và an lạc. Khi ta đã hiểu được lời Phật dạy và hành trì theo những lời dạy ấy thì ta sẽ kiểm soát được thân tâm, phiền não khổ đau sẽ bị chế ngự và dần bị loại trừ.
Tu học theo Phật giáo là tìm trở về an trú trong sự tỉnh giác thanh tịnh để phat huy một loại hiểu biết đặc biệt được gọi là trí tuệ. Đức Phật luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng tuệ giác rất quan trọng trong đời sống. Nó có thể giải thoát chúng ta ra khỏi tất cả những mê lầm và tiến dần đến hành trình giác ngộ.

Nếp sống đạo

Mục đích của đạo Phật, như chúng đã ta biết, là đem lại hạnh phúc chân thật cho muôn loài. Vậy, như thế nào là hạnh phúc chân thật? Quan niệm về hạnh phúc như thế nào mới đúng?
Phần đông, mọi người đều cho rằng hạnh phúc là sự thỏa mãn những ước muốn của mình. Nói cách khác, là được chìm đắm trong sự thọ hưởng Ngũ dục lạc, là tài, sắc, danh, thực, thùy. Khi đạt được những thứ này thì người ta cho rằng là mình có hạnh phúc.

Như ta biết, lòng tham của con người thì sâu như đáy bể, con người có bao giờ thỏa mãn với sự ham muốn của mình đâu! Lòng tham của con người vốn là điều vô tận. Vì tất cả chúng ta đều sống trên cõi Dục, nên mọi tư tưởng đều xây dựng trên dục lạc. Tuy có những tham vọng thanh tao và có những tham vọng tho kệch, nhưng tất cả đều không nằm ngoài sự chi phối của dục vọng. Một người nghèo khổ chỉ muốn có đủ áo cơm cho gia đình. Nhưng khi có đủ áo cơm vẫn chưa lấy làm thỏa mãn, người ấy muốn có một căn nhà để gia đình ẩn náu. Nhưng khi được căn nhà, lại vẫn chưa lấy làm thỏa mãn. Cái tham vọng vô cùng đưa người ta đến chỗ vô lý một cách quá đáng. Có khi con người ước muốn một cách quá vụng về.
Hễ tham vọng thì phải được thỏa mãn, nhưng sự thỏa mãn chỉ có trong giây lát rồi lại có một ước muốn khác phát sinh thì sự thỏa mãn không còn nữa và con người phải chạy theo ước muốn mới, vì thế mà suốt đời cứ lận đận, gian nan. Những ước muốn thường không được thực hiện và đó là nguyên nhân cho bao nỗi khổ ở đời. Ưa muốn mà không được là khổ, khi chạy theo dục vọng, người ta có thể phạm vào tội ác. Những nhân xấu ấy đã đưa lại cho con người quả báo vô cùng đau khổ. Ngọn lửa dục vọng từ con người phát sinh trở lại thiêu đốt con người, thiêu đốt cả đời sống nhân loại. Vì vậy, mục đích của đạo Phật trong cuộc đời là giúp mọi người thoát khổ được vui. Đức Phật dạy rằng chúng ta muốn bớt khổ thêm vui, một cách đơn giản là chúng ta phải nên quý trọng những gì mà ta có, cả trong những phút giây, trong từng hơi thở và cả trong đi đứng, nằm ngồi, nói cười, suy nghĩ v.v…
Tu theo đạo Phật, ta có thể đạt được tuệ giác sâu rộng để không bị quay cuồng trong sự vận hành của vật chất và ham muốn, mà mất đi những phẩm hạnh cao đẹp cần có của một con người. Trong mỗi giây phút, nếu chúng ta biết rằng mình đang làm gì, nghe gì, cảm gì, thì cuộc sống của chúng ta sẽ có ý nghĩa hơn.
Tóm lại, Phật giáo vừa là một tôn giáo, vừa là một triết lý mà đức Phật là một nhà giáo dục vĩ đại. Đạo Phật luôn chủ trương rằng con người hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản thân mình trong những điều kiện hiện tại của cuộc sống, những gì đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra đều do hành động (nghiệp hay Karma) của mình tạo. Là Phật tử học theo lời Phật, chúng ta phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, để về đến bến giác ngộ một cách yên bình.

Vài nét về giáo lý Đạo Phật

Giáo lý đạo Phật bao gồm ba tạng kinh điển là kinh, luật và luận. Kinh là những lời dạy của Phật Thích-ca nói ra lúc Ngài còn tại thế, nhằm dạy cho chúng sinh dứt trừ phiền não, đạt đến sự an lạc và giải thoát tối thượng. Luật là những giới luật mà Phật chế ra áp dụng cho hàng đệ tử, nhằm mục đích ngăn ngừa điều dữ, tu tập điều lành để cho thân tâm được thanh tịnh. Luận là những sách do đệ tử của Phật viết ra khi Ngài đã nhập Niết-bàn, mục đích là để giải thích rõ ràng nghĩa lý mầu nhiệm trong kinh, luật, để phân định thế nào là lẽ phải và tà kiến cho người đời sau khỏi bị lầm lẫn. 

Nguyên nhân hình thành đạo Phật

Xã hội Ấn Độ thời đức Phật Đản sinh là một xã hội phức tạp và vô cùng bất công, bởi sự phân chia giai cấp và đối xử một cách tàn nhẫn giữa con người với con người. Xã hội được phân chia thành bốn giai cấp rõ rệt, gồm: Bà-la-môn (Bràhmana), Sát-đế-lợi (Kisatriya), Tỳ-xá(Vaisya) và Thủ-đà-la (Sùdra). Hai giai cấp sau bị coi là những người có bổn phận phục vụ và làm nô lệ cho hai giai cấp trước. Đức Phật đã nhìn thấy những tôn giáo hiện thời như tín ngưỡng Phạm Thiên của đạo Bà-la-môn hoặc những đạo thờ thần Lửa không đem đến được cho con người sự giải thoát, không góp phần xây dựng xã hội được yên ổn phồn vinh. Những tôn giáo ấy chỉ mang đến sự phân hóa và bất công cho con người đến tột bậc. Dù là một Thái tử sống trong điều kiện giàu sang uy quyền, vinh hoa chất ngất, nhưng đứng trước thực trạng đau khổ của kiếp sống nhân sinh, những cảnh tượng con người phải làm nô lệ, kẻ mạnh hiếp yếu, bao mảnh đời bệnh tật, đau khổ với những cái chết tang thương chia cắt tình thâm con người đã làm thổn thức từ tâm của Thái tử. Ngài luôn luôn nghĩ tưởng đến cảnh bất công và đau khổ của kiếp người, nên đã quyết chí xuất gia tìm đường giải thoát cho mình, cho những người thân và cho cả nhân loại. Với chí nguyện lợi tha, từ bi và bình đẳng, không bao lâu sau khi thành đạo, giáo lý của Ngài đã lan tỏa toàn cõi Ấn Độ và sau đó được đệ tử của Ngài tiếp tục hoằng truyền khắp mọi nơi.

Nguyên nhân hình thành đạo Phật

Xã hội Ấn Độ thời đức Phật Đản sinh là một xã hội phức tạp và vô cùng bất công, bởi sự phân chia giai cấp và đối xử một cách tàn nhẫn giữa con người với con người. Xã hội được phân chia thành bốn giai cấp rõ rệt, gồm: Bà-la-môn (Bràhmana), Sát-đế-lợi (Kisatriya), Tỳ-xá(Vaisya) và Thủ-đà-la (Sùdra). Hai giai cấp sau bị coi là những người có bổn phận phục vụ và làm nô lệ cho hai giai cấp trước. Đức Phật đã nhìn thấy những tôn giáo hiện thời như tín ngưỡng Phạm Thiên của đạo Bà-la-môn hoặc những đạo thờ thần Lửa không đem đến được cho con người sự giải thoát, không góp phần xây dựng xã hội được yên ổn phồn vinh. Những tôn giáo ấy chỉ mang đến sự phân hóa và bất công cho con người đến tột bậc. Dù là một Thái tử sống trong điều kiện giàu sang uy quyền, vinh hoa chất ngất, nhưng đứng trước thực trạng đau khổ của kiếp sống nhân sinh, những cảnh tượng con người phải làm nô lệ, kẻ mạnh hiếp yếu, bao mảnh đời bệnh tật, đau khổ với những cái chết tang thương chia cắt tình thâm con người đã làm thổn thức từ tâm của Thái tử. Ngài luôn luôn nghĩ tưởng đến cảnh bất công và đau khổ của kiếp người, nên đã quyết chí xuất gia tìm đường giải thoát cho mình, cho những người thân và cho cả nhân loại. Với chí nguyện lợi tha, từ bi và bình đẳng, không bao lâu sau khi thành đạo, giáo lý của Ngài đã lan tỏa toàn cõi Ấn Độ và sau đó được đệ tử của Ngài tiếp tục hoằng truyền khắp mọi nơi.

Đạo Phật là gì ?

Phật giáo được hiểu là giáo pháp mà đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã nói ra trong 49 năm thuyết pháp, và sau đó các đệ tử của Ngài trải qua ba lần kiết tập kinh điển, ghi lại toàn bộ giáo pháp của Ngài và truyền đạt lại cho đến bây giờ. Đức Phật là người đã đạt đến tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn. Ngài là bậc thầy của chư Thiên và loài người, là vị cha lành của bốn loài. Ánh sáng giáo pháp của Ngài đã soi sáng cho tất cả các chúng sinh đang bị mê mờ trong bóng đêm vô minh quay về giác ngộ và giải thoát. Phật nguyên ngữ là Buddha, dịch là người tỉnh thức. Người tỉnh thức là người có tuệ giác và chánh niệm sâu sắc nơi mỗi hành động và sự việc trong từng giây phút thực tại của cuộc sống. Sự xuất hiện của đạo Phật trên thế giới này làm cho nhân loại thêm yêu thương nhau hơn, cho hoa lá thấm nhuần, ruộng đồng thêm bát ngát, bởi bản chất đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ. Nếu ai có duyên gặp chánh pháp, hiểu được lời dạy của đức Phật để ứng dụng vào cuộc sống nhằm chuyển hóa nội tâm, thì đời sống sẽ được an lạc và tốt đẹp hơn.
Đức Phật ra đời với bản hoài là khai thị cho chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến, chỉ cho chúng sinh thấy và hiểu rõ con đường đưa đến an vui và giải thoát. Với lòng từ bi, thấy kiếp nhân sinh đang còn vùi lặn trong biển đau khổ, Ngài ra đời đem ánh sáng trí tuệ, lòng từ ban vui cứu khổ cho nhân loại. Vì vậy, dù đức Phật đã vào Vô dư Niết-bàn, nhưng những lời dạy thiết thực và chân lý sâu mầu của Ngài, mãi được các hàng đệ tử chứng nhập và phát huy ngày càng hưng thịnh.
Nguồn  Chùa Hoằng Pháp

NGƯỜI GIỮ LƯỚI THẢ THỎ

Lục tổ Huệ Năng là một vị cao Tăng đức độ, Ngài đã được Ngũ tổ Hoằng Nhẫn tại Hoàng Mai truyền trao tâm ấn. Bình thường, Ngài quan sát thấy cảnh nhân tình phân nửa đã phạm vào tội sát sinh, do đó tội lỗi nặng nề khó tránh được quả báo. Ngài thường khuyên răn mọi người không nên sát sinh để tránh đau khổ, song đa số lại chấp trước mê muội nên không biết ăn năn chừa bỏ.
Càng về sau, nhận thấy những người thợ săn giết hại quá nhiều sinh linh, trong tâm không cầm được xúc động, Ngài liền hóa trang thành người thế tục, ở ẩn trong nhóm thợ săn. Lúc sống với họ, Ngài được giao cho nhiệm vụ giữ lưới và thật đúng với tâm nguyện của Ngài. Cứ mỗi lần nhóm thợ săn săn được nai thỏ, tận mắt chứng kiến vẻ mặt đau thương của những con vật sắp bị giết, mà trong lòng Ngài càng xót thương cho chúng vô hạn, và rồi Ngài âm thầm rơi lệ.
Cứ mỗi lần thỏ hay nai mắc vào lưới, nếu có thể cứu sống được chúng là Ngài tìm cách thả chúng ngay. Sống với nhóm thợ săn hơn mười năm trường, Ngài mới thật sự cảm hóa được họ và giúp thay đổi nghề nghiệp. Chẳng bao lâu sau, tại đạo tràng Tào Khê, Ngài chính thức xuất gia rộng độ chúng sinh. Nhân sĩ khắp nơi nghe danh tiếng của Ngài đều về Tào Khê quy y và bái Ngài làm thầy. Về sau, giáo pháp của Ngài được đệ tử truyền theo năm hướng, ân đức thấm nhuần mười phương, khiến cho hàng trăm triệu người mến phục và quy hướng. 

Thursday 13 May 2010

CỨU CHIM HOÀNG YẾN ĐƯỢC VÀNG NGỌC

Vào thời nhà Hán, trong một vùng núi phía Bắc Hoa Âm có một gia đình họï Dương nọ, cha mẹ đều làm nghề nông. Họ chỉ có một người con tên là Dương Bảo. Dương Bảo bản chất thông minh và lanh lợi, mặt mày thanh tú, đầu cột hai búi tóc, ai thấy cũng mến thương. 
Dương Bảo sinh ra vốn đã có đức tính từ bi. Năm cậu lên chín tuổi, tự nhiên lại rất yêu thích phong cảnh thiên nhiên và thường thường lấy cảnh núi rừng làm bầu bạn. Vào ngày nọ, cậu vừa đi đến trước một ngôi nhà nằm bên sườn núi, bất chợt nghe tiếng chim hoàng yến từ đâu kêu lên những tiếng thất thanh. Ngẩng đầu nhìn lên không trung thì Dương Bảo bất chợt nhìn thấy một con chim cú mèo đang vội vã vồ lấy một chú chim hoàng yến. Vì cú mèo ta phát hiện có người nên nhả con mồi ra khỏi nanh vuốt. Chim hoàng yến bị thương rơi xuống đất. Sau khi rơi xuống đất lại tiếp tục bị kiến bao vây, coi như cầm chắc cái chết. Dương Bảo thấy thế vội vàng chạy đến gần, ấp ủ chim hoàng yến trong lòng tay, kiến do đó giải tán. Cậu ta vội mang chim về nhà, nuôi dưỡng trong một lồng bằng trúc, hết lòng chăm sóc và trị vết thương cho chim. Sau khi chim lành hẳn thì đem nó vào rừng phóng thích. 

Vào một đêm nọ, Dương Bảo nằm mơ thấy một Tiểu đồng mặc áo vàng hướng về cậu ta lạy tạ về ân cứu mạng, vả lại còn tặng cho cậu bốn vòng ngọc trắng, còn nói:
- Thưa ân nhân, tôi chính là Sứ giả của Vương Mẫu. Không có gì có thể đền trả ân sâu cứu mạng của ân nhân, tôi chỉ có bốn vòng ngọc xin tặng ân nhân. Ngoài ra, xin chúc phúc cho con cháu của ân nhân được thanh liêm và thăng quan tiến chức!
Lúc đầu, Dương Bảo một mực từ chối nhận quà tặng của Tiểu đồng, nhưng vì Tiểu đồng quá tha thiết và thành khẩn, sau cùng cậu ta mới dám nhận. Ngay lập tức, cậu ta tỉnh dậy mới biết là giấc mơ, nhưng trong thâm tâm cảm thấy kỳ lạ, miệng nhẩm:
- Thật là một giấc mơ kỳ lạ! Thật là một giấc mơ kỳ lạ!
Về sau, quả thật con cháu của Dương Bảo bốn đời đều làm chức cao quyền lớn, nổi tiếng một thời.

Wednesday 12 May 2010

CHƯƠNG TRÌNH “SINH VIÊN HƯỚNG VỀ PHẬT PHÁP”

(Ngày 30 tháng 5 năm 2010 – nhằm ngày 17 tháng 4 năm Canh Dần)

****000****

          Hơn 2500 năm trước, Thái tử Tất-đạt-đa từ ngôi, quyết đi tìm cho mình một con đường riêng để mang lại lợi lạc không chỉ cho chính bản thân mà còn cho muôn loài. Và không quản ngại khó khăn, vượt qua bao rào cản của xã hội, của dư luận, Sau 6 năm tu hành, thái tử đã đến được đích cuối cùng, trở thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác – người có khả năng xoa dịu những nỗi đau của kẻ khác, mang lại niềm hân hoan cho những ai đang kiếm tìm chân hạnh phúc.
Cũng giống như vậy, với một hoài bão lớn, một sức sống dồi dào, ngày nay các bạn trẻ cũng luôn khao khát kiếm tìm cho mình một con đường để mang lại lợi lạc cho chính bản thân, cũng như lợi ích cho xã hội, nhưng cuộc đời thì rộng lớn luôn có những ngã rẽ bất ngờ… Nhằm giúp cho những người bạn trẻ có thể  hiểu được tính nhân văn, và những giá trị thiết thực trong lời Phật dạy, qua đó các bạn có thể hiểu hơn và ứng dụng được những lời Phật dạy vào chính cuộc sống của mình, chùa Hoằng Pháp đã mạnh dạn tổ chức chương trình “Sinh Viên Hướng Về Phật Pháp”. Xin mời tất cả các bạn trẻ có chung ý tưởng, tới tham dự chương trình.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

7h30:               Tập trung
8h – 9h:           Thuyết pháp xoay quanh chủ đề
9h – 9h30:      Sinh hoạt vui chơi
9h30 – 10h30: Tọa đàm
11h00:             Dùng cơm trưa
11h35–12h45: Nghỉ trưa
13h00:             Thức chúng
13h15:             Tập trung
13h30 – 15h30:   Sinh hoạt
 Chia sẻ câu chuyện đạo lý
 Phương pháp giảm stress
 Sinh hoạt nhóm (chia sẻ, tìm hiểu, vui chơi…)
                     16h00:             Kết thúc

Nguồn : Chùa Hoằng Pháp

Phật Nói: Kinh Pháp Diệt Tận

Như thật tôi nghe, một thời Đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như Lai sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính đảnh lễ. Thế tôn tĩnh lặng , ngài không nói một lời và hào quang không xuất hiện. Ngài A-nan cung kính đảnh lễ và hỏi:
“Bạch Thế tôn, từ trước đến nay bất lúc (kỳ khi) nào Thế tôn thuyết pháp, ánh sáng oai nghi của Thế tôn đều tự nhiên xuất hiện, nhưng hôm nay trong đại chúng, không thấy ánh hào quang ấy từ Thế tôn tỏa ra nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con mong muốn nghe Đức Thế tôn giảng giải.”
Đức Phật vẫn im lặng không trả lời, cho đến khi A-nan cầu thỉnh đến ba lần, lúc đó Đức Phật mới bảo A-nan:
“Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục , ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau.
“Vào lúc ấy, sẽ có các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán hết sức tôn kính, siêng năng tu đức, được mọi người kính trọng tiếp đãi., họ đều giáo hóa bình đẳng. Những người tu đạo này thường cứu giúp kẻ nghèo, quan tâm người già, cứu giúp người gặp cảnh nghèo cùng khốn ách. khuyến khích mọi người thờ phượng, hộ trì kinh tượng. Họ thường làm công đức, hết lòng từ bi làm lành, không hại kẻ khác. hy sinh giúp đỡ không tự lợi mình , thường nhẫn nhục nhân hòa.

Tuesday 11 May 2010

Truyện Tranh Địa Tạng Vương Bồ Tát


Tông chỉ của bộ Kinh Ðịa Tạng nằm trong tám chữ: "Hiếu đạo, Ðộ sanh, Bạt khổ, Báo ân." Tám chữ này muốn nói lên điều gì? Chính là nói lên đạo lý hiếu thảo với cha mẹ. Con người biết hiếu thảo với cha mẹ thì sẽ làm trời đất rạng rở. Việc khiến trời đất cảm động, cũng chính là lòng hiếu thảo cha mẹ, nên nói: "Thiên địa trọng hiếu, hiếu đương tiên." Chữ Hiếu này rất quan trọng. Chỉ cần một chữ "Hiếu" thì cả nhà được bình an. "Hiếu thuận hoàn sanh hiếu thuận tử." (Cha mẹ biết hiếu thảo thì sẽ sinh con hiếu thảo) Nếu như quý vị hiếu thảo với cha mẹ mình, thì sau này con cái sẽ hiếu thảo với quý vị; còn nếu như quý vị không hiếu thảo , thì con cái của quý vị sẽ không hiếu thảo với quý vị. Cho nên vì sao phải học làm người? Làm người có ý nghĩa gì? Ðừng nói rằng tôi sinh ra làm người, một cách quá mơ hồ là xong. Không phải vậy đâu! Gốc rễ của cách làm người là ta phải biết bổn phận hiếu thảo với cha mẹ. Bởi vì cha mẹ chính là trời đất, cha mẹ là sư trưởng, cha mẹ cũng là chư Phật. Nếu như quý vị không có cha mẹ thì quý vị sẽ không có được thân thể này, mà không có thân thể này thì quý vị sẽ không bao giờ thành Phật. Cho nên quý vị muốn thành Phật thì trước tiên phải hiếu thảo với cha mẹ. Do vậy điều thứ nhất chính là Hiếu Ðạo.


Monday 10 May 2010

ĐÀO AO PHÓNG SINH

Trên núi Thiên Thai, núi non trùng điệp, cây cối xanh tươi tựa như một bức bình phong, phong cảnh hữu tình thơ mộng.
Chính tại vùng núi cao ngất này có một ngôi chùa, trụ trì chùa này có pháp hiệu là Trí Giả đại sư, húy là Trí Khải. Tùy Dạng Đế do cảm mến đức độ của Ngài mà ban cho pháp hiệu là Trí Giả. Vì thương xót cho nhân tâm đương thời quá ư thô bạo, sát hại nhiều sinh linh chỉ vì việc khoái khẩu, để cảm hóa nhân tâm, Ngài đã mang bình bát đi hóa duyên khắp đây đó.
Trải qua hơn chục năm tâm huyết, số tiền kiếm được đã khá đủ, do đó Ngài thuê người đào ao phóng sinh.
Trong khi tiến hành công việc đào ao, đã có nhiều người mỉa mai chê cười Ngài là một vị Hòa thượng ngu si. Song, mặc cho miệng thế chê cười, Ngài vẫn tiến hành công trình đào ao. Cứ sau mỗi giờ giải lao của công nhân, Ngài đều giảng giải Phật pháp cho họ nghe. Ngài nói:
- Trong kinh Phật thường dạy: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”, cho nên, từ mỗi con cá cho đến con cua đều có thể thành Phật. Vì thế, tất cả muôn thú cũng đều có Phật tánh. Nếu tình cờ chúng ta bắt gặp dã thú giết hại một người nào đó thì chúng ta đều cảm thấy thương xót cho nạn nhân. Cũng như thế, khi chúng ta giết một con cá hay một con vật nào đó thì đồng loại của chúng lẽ nào lại không có thương đau về sự việc sinh ly tử biệt hay sao? 

KÊU THAN SUỐT BA THÁNG

Ánh đèn leo lét như hạt đậu, chập chờn đong đưa theo chiều gió. Người ta thấy trong quán thịt chó không còn một ghế trống. Những người thích ăn thịt chó cứ liên hồi gọi chủ quán, do đó tạo nên một không khí náo nhiệt lạ thường.
Bên phải ở phía sau quán, Tào Thăng Nguyên mang một con chó đã bị giết chết bỏ vào trong một cái chum. Y lấy nghề giết chó làm kế sinh nhai, lại mở ra quán bán thịt chó, công việc buôn bán quả nhiên trở nên phát đạt. Y lại thuê thêm một người giúp việc. Người này cao hứng thì thầm với y:  

GIẾT TRÂU BỊ ĐỨT LƯỠI

Từ trong một cửa tiệm sơ sài, đột nhiên mọi người nghe thấy một tiếng hét lên thê thảm, tiếp theo là tiếng đánh huỵch của một người ngã xuống đất, miệng tràn đầy máu tươi. Khi mọi người chạy đến thì người này đã ngã lăn ra đất chết, anh ta chính là Tu Đại, một người hàng ngày lấy nghề giết trâu làm kế sinh nhai.
Tu Đại chết một cách rất thê thảm, đã bị một con dao sắc mà thường ngày anh ta dùng để giết trâu cắt đứt ngang lưỡi mà chết. Vì thế, mọi người khắp đầu đường cuối hẻm không ai không bàn luận về cái chết bất ngờ của Tu Đại. 

Sunday 9 May 2010

LƯƠN CẦU XIN THA MẠNG

Vào đời nhà Minh, niên hiệu Vạn Lịch, tại Hồ Thự, Hàng Châu có một gia đình phú hộ họ Vu nọ, bình thường rất thích làm việc thiện, bố thí và không ưa việc sát sinh.
Vào một năm, có một gia đình hàng xóm bị mắt cắp, nhà họ Vu mới đem đồ cứu trợ giúp đỡ. Người phụ nữ nhà hàng xóm rất biết ơn và rất cảm tình trước nghĩa cử ân cần cao quý của nhà họ Vu. Ngày kia, người phụ nữ này liền mang đến mười con lươn còn sống thật lớn để biếu cho người mẹ phú hộ dùng lấy thảo. Vốn là một gia đình không thích sát sinh nên người mẹ mới sai người mang lươn thả vào một cái chậu nước để chuẩn bị phóng sinh. Nhưng do quá bận rộn công việc mà bà đã quên đi những chú lươn này. 

Ít lâu sau, vào một đêm nọ, bà nằm mơ thấy có khoảng mười người mặc và đội mũ nhọn màu vàng, đột nhiên bước vào phòng mình, quỳ xuống thưa:
- Kính xin Thái phu nhân mở rộng lòng từ mà ban cho chúng tôi một con đường sống!
Những người đó sau khi thưa xong thì liền quay đi. Thái phu nhân lập tức tỉnh giấc, trong lòng cảm thấy bất an, lo âu trăm bề không biết phải nên cứu mạng cho người nào? Do đó mới thỉnh thầy bói xem cho một quẻ, đoán trước vận mệnh tốt hay xấu. Thầy bói sau khi xem xong, liền thưa:
- Thái phu nhân không có gì phải lo sợ, việc xảy ra không có gì xấu mà chỉ là một điềm tốt. Chẳng qua có người cầu xin bà phóng thích và những người đó hiện tại ở trong phủ mà thôi!
Sau đó, bà ra lệnh cho gia nhân tìm kiếm khắp mọi nơi trong và ngoài nhà, cuối cùng phát hiện trong một cái chậu có nuôi mười con lươn lớn và số lượng giống như mười người mặc áo và đội mũ vàng. Bà thất sắc, sợ hãi nói:
- Chao ôi! Suýt nữa ta đã giết hại mười sinh mạng rồi!
Thế rồi, sau đó tức khắc đem tất cả lươn thả xuống một cái hồ. Về sau con cháu nhà họ Vu càng giàu có và thịnh vượng.

PHẬT CẮT THỊT NUÔI CHIM ƯNG

Trời quang xanh ngắt một màu, ánh nắng mặt trời chiếu sáng khắp muôn nơi, cảnh vật tươi vui nhộn nhịp như thu hút và hấp dẫn lòng người. Đức Phật bước từng bước thong dong trong chánh niệm từ từ tiến vào rừng. Ngài bất chợt bắt gặp một con chim ưng đang rượt đuổi một chú bồ câu trắng. Chim bồ câu nguy hiểm vạn phần. Nhìn thấy Phật đi qua, chim ta vội vàng sà vào lòng đức Phật để lánh nạn. Đức Phật với tâm từ đã bảo vệ cho chim bồ câu.
Chim ưng liền sà cánh đậu trên một cành cây liền than: 

CỨU CHIM HOÀNG YẾN ĐƯỢC VÀNG NGỌC

Vào thời nhà Hán, trong một vùng núi phía Bắc Hoa Âm có một gia đình họï Dương nọ, cha mẹ đều làm nghề nông. Họ chỉ có một người con tên là Dương Bảo. Dương Bảo bản chất thông minh và lanh lợi, mặt mày thanh tú, đầu cột hai búi tóc, ai thấy cũng mến thương.
Dương Bảo sinh ra vốn đã có đức tính từ bi. Năm cậu lên chín tuổi, tự nhiên lại rất yêu thích phong cảnh thiên nhiên và thường thường lấy cảnh núi rừng làm bầu bạn. Vào ngày nọ, cậu vừa đi đến trước một ngôi nhà nằm bên sườn núi, bất chợt nghe tiếng chim hoàng yến từ đâu kêu lên những tiếng thất thanh. Ngẩng đầu nhìn lên không trung thì Dương Bảo bất chợt nhìn thấy một con chim cú mèo đang vội vã vồ lấy một chú chim hoàng yến. Vì cú mèo ta phát hiện có người nên nhả con mồi ra khỏi nanh vuốt. Chim hoàng yến bị thương rơi xuống đất. Sau khi rơi xuống đất lại tiếp tục bị kiến bao vây, coi như cầm chắc cái chết. Dương Bảo thấy thế vội vàng chạy đến gần, ấp ủ chim hoàng yến trong lòng tay, kiến do đó giải tán. Cậu ta vội mang chim về nhà, nuôi dưỡng trong một lồng bằng trúc, hết lòng chăm sóc và trị vết thương cho chim. Sau khi chim lành hẳn thì đem nó vào rừng phóng thích. 

DÙNG VOI CHỞ NƯỚC

Cách đây hơn hai nghìn năm trước, tại nước Ấn Độ, trong một vùng nước chảy, có một cái hồ nọ nằm dưới một chân núi. Trong hồ có nhiều loại cá sinh sống, chúng háo hức rượt đuổi nhau vui chơi không thôi. Đã lâu trời nắng hạn, chưa có được một trận mưa. Nước trong hồ mỗi ngày một khô cạn dần. Các loài cá trong hồ sắp sửa bị thiêu chết dưới cái nắng nóng của mặt trời khô hạn và không con cá nào có thể may mắn tránh khỏi.

Vào ngày nọ, trời nắng chang chang, có một người tên là Trương Giả Tử. Ông ta ngẫu nhiên đi đến bên bờ hồ, tận mắt chứng kiến cảnh hồ nước khô cạn mà tâm từ bi phát khởi. Ông lập tức trở về cầu kiến đức vua và tâu:
- Muôn tâu Bệ hạ! Nước trong hồ kia do hạn hán nên đang cạn dần, tất cả mạng sống của cá trong hồ đang bị đe dọa. Cầu xin Bệ hạ cho hai mươi voi lớn chở nước đến đổ vào hồ để cứu lấy mạng cho chúng thoát khỏi cảnh nguy nan này!
Đức vua vốn là người đã quy y Tam Bảo từ lâu, nghe qua lời thỉnh cầu của ông liền khen ngợi:
- Thật là hiếm người có được lòng thương yêu sự sống như ông, ông có thể đến chuồng mà tùy ý lựa chọn voi để chở nước cứu cho cá trong hồ thoát khỏi cái chết!
Trương Giả Tử lập tức cùng hai người con của mình vào trong chuồng voi chọn hai mươi con voi lớn, rồi vội vàng đến một quán rượu mượn nhiều túi đựng rượu. Sau đó, ba cha con cùng đến bên một con sông múc đầy nước vào các túi, rồi cho voi chở nước đổ vào hồ. Công việc diễn ra rất lâu thì nước trong hồ từ từ đầy lại như trước. Các loài cá trong hồ gặp được nước đầy rất hân hoan hớn hở, chúng rượt đuổi nhau chạy nhảy vui chơi, trông thật đầm ấm và chan hòa.
Trương Giả Tử tận mắt chứng kiến cảnh cá được cứu sống tung tăng chạy nhảy trong làn nước xanh trong dưới bóng vàng của chiều hôm, mà bao nhiêu buồn lo u sầu, phiền não gian khổ đều tan mất. Mặt trời từ từ khuất dần sau dãy núi phía Tây, mệt mỏi nhẹ dần, tâm tình vui vẻ, Trương Giả Tử mặt mày hớn hở cùng hai người con cưỡi voi trở về nhà.

CỨU NAI THOÁT ĐƯỢC TAI NẠN

Dòng suối nước chảy rì rào, rừng núi cây cối xanh tươi, muôn vật hoa thơm cỏ lạ như muốn đua nhau khoe hương sắc, tất cả tạo thành một khối điểm xuyết trong rực rỡ và đẹp đẽ lạ kỳ.
Ánh bình minh bắt đầu ló rạng. Một chú nai bất chợt xuất hiện lao thẳng vào một gian phòng nhà nọ, rồi dùng hai sừng của mình nhấc bổng đứa bé trai lên khỏi mặt đất. Đứa bé sợ hãi khóc ré lên. Người phụ nữ từ gian phòng bên cạnh vội vàng chạy ra, nai ta sợ hãi vội mang đứa bé chạy. Người phụ nữ thất kinh tái mặt sợ hãi không thôi, lập tức đuổi theo nai vào rừng. Rồi chị ta phát hiện con mình bình yên vô sự, nó đang ngồi trên một đám cỏ. Thấy mẹ đến, nó phấn khởi vui mừng. Người mẹ bế con vào lòng mừng vui lẫn lộn.     

Chùm ảnh: “Dễ thương các chú tiểu mới cạo đầu”

Hình ảnh các chú nhóc thế phát xuất gia gieo duyên ngày 3-5 tại chùa Chogye:

babymonk1.jpg

babymonk2.jpg

Saturday 8 May 2010

BẢO VỆ SINH MẠNG ĐƯỢC LỢI ÍCH TRƯỜNG THỌ

Tại tỉnh Ôn Châu, Trung Quốc (nay là tỉnh Chiết Giang), có một người họ Tiêu tên gọi là Chấn. Lúc còn nhỏ, vào một đêm nọ, ông nằm mộng thấy một vị thần Kim Cang nói với ông:
- Này đứa bé kia, thọ mạng của con chỉ sống đến 8 tuổi mà thôi!
Sau khi tỉnh giấc, Tiêu Chấn trong lòng như lửa đốt, tâm lúc nào cũng buồn khổ, lo lắng. Cha của ông là một vị quan thanh liêm và được cử đến Tứ Xuyên nhậm chức. Lúc đó, Tiêu Chấn biết mình sống chẳng được bao lâu trên đời này nên không muốn đi với cha. Cha ông nhất quyết đưa ông theo bên cạnh để tiện bề lo việc săn sóc. 


TỬ SẢN NUÔI CÁ

Vào thời Xuân Thu, tại nước Trịnh có một vị đại phu, người ta thường gọi ông là Tử Sản. Ông là một con người nhân hậu thường hay giúp đỡ người nghèo khổ vượt khỏi hoàn cảnh nguy khó. Hành vi cao cả, hào hiệp của ông được người người ca ngợi, tán tụng và đức độ của ông ngày một lan xa. Suốt đời, ông chỉ thích làm việc bố thí, nhất là không ưa thích việc sát sinh.

Một ngày nọ, có một người bạn biếu cho ông một số cá còn sống. Loại cá này rất ngon, ai cũng xem nó như món ăn quý. Tư Sản đón nhận món quà của người bạn với tấm lòng chân thành và vui vẻ. Sau đó, ông gọi người nô bộc đến và nói:


VUA THÀNH THANG MỞ LƯỚI

Ngày xưa, vào thời nhà Thương, vua Thành Thang được xem là người khéo trị vì nhân dân trong nước. Mỗi năm, đức vua tự mình xa giá nhiều lần để thăm hỏi sự khó khăn và đau khổ của dân tình nhằm sửa đổi chính sách trị dân, giải cứu nghèo khó, bệnh tật cho dân.

Vào một ngày nọ, trời quang mây tạnh, các loài chim đua nhau ca hót, muôn thú háo hức tung tăng chạy nhảy vui đùa. Đức vua đi đến một vùng nọ để thị sát thì trông thấy một người săn. Người này đang chỉ huy đồng bọn đặt bẫy và giăng lưới để săn bắt thú, vẻ mặt hớn hở, niềm vui dạt dào, rồi lớn tiếng chú nguyện:


VƯỢN BUỒN RƠI LỆ

Vào một buổi chiều cuối xuân, một đội kỵ binh rực rỡ trong áo giáp, mũ và nón, hành quân với tốc độ nhanh như chớp lướt nhẹ qua cánh đồng.

Kế tiếp sau đội kỵ binh là một số vị đại tướng quân mình mang kiếm và đeo kích. Tiếp theo sau nữa là một cỗ xe sang trọng được trang hoàng rực rỡ và tráng lệ. Người đang ngồi trong xe đó là Sở Trang Vương. Mỗi năm, Sở Trang Vương tổ chức đi săn một lần với mục đích tìm niềm vui sau một năm trời vất vả trong công việc triều chính.

NAI MẸ THƯƠNG CON ĐỨT RUỘT

Ban mai, rừng núi hoang vu chìm trong êm ả, vầng hồng chiếu sáng khắp muôn nơi, từng dãy núi rực rỡ trong ánh hồng, một dòng suối nhỏ nước rì rào tuôn chảy, cảnh vật tràn ngập sức sống vui tươi.

Bất chợt xuất hiện một bóng người phi nhẹ qua dòng suối nhỏ rồi dừng lại trên một bãi cỏ một hồi lâu. Người này quan sát một vòng cảnh tượng hoang vu xung quanh trong lặng lẽ, hình như đang tìm kiếm một cái gì đó. Bóng dáng người này thấp thoáng qua hình ảnh vành tai lớn, mày kiếm mắt hùm, đầu quấn khăn anh hùng, tay trái cầm cành cung, bên hông phải đeo lủng lẳng một túi đựng mũi tên. Nét mặt hồng hào, tinh thần quắc thước, khí khái hiên ngang, bệ vệ. Chàng ta là Hứa Chân Quân, một người rất mực yêu thích phong cảnh tự nhiên, nhất là đối với việc săn bắn. Đứng đợi một hồi lâu, chàng ta bất chợt nhìn thấy một chú nai con từ trong rừng vắng nhảy ra.