...

Trang Pháp Âm HT Tuyên Hóa


Trang Pháp Âm - Khai Thị - Giảng Kinh của HT Tuyên Hóa , Nhấn vào đây để vào trang chủ

Thursday 9 September 2010

Lão Ngưu - Phần 1: Cái bẫy

Mùa xuân vừa mới đi thôi!. . .Còn mùa hè thì lại đang bỡ ngỡ!. . . .Thế nhưng cái nắng rực rỡ thì đã về từ lâu!.
. . Sương mù mờ mịt. Hoa xoan nở rộ, trông như những đám mây xám trôi về ngủ quên trên vòm lá non xanh tươi. Trong bụi tre gai rậm rì bên bờ đá, vang vang tiếng chim cuốc gọi bạn dồn dập thiết tha. Lão Ngưu nắm mũi dắt con trâu đầu đàn băng qua con suối khô để sang khu đồi bên kia thác Bạc. Bên ấy rẫy tranh vừa mới đốt, gặp cơn mưa rào đầu mùa mấy hôm trước, đang lên chồi non mơn mởn.
Đàn trâu vừa nghé ngọ gọi con vừa thủng thỉnh đi theo. Mấy con nghé con chạy tung tăng trên thảo nguyên, thỉnh thoảng lại chạy về quẩn chân mẹ. Sương núi đầm đìa, chúng vừa thở phì phì vừa húc đầu bem bép vào vú mẹ để bú. Trời đã sáng rõ, gà rừng gáy le te. Bù chao bạc má luồn tanh tách trong lùm gai mắt mèo xanh thẫm. Trong hơi nước lạnh và ẩm, thoảng mùi cay cay nồng nồng của cây ô dước ở đâu đây. Lão Ngưu ngước mặt hít một hơi thật dài, nhìn hướng gió để xác định phương hướng cây thuốc quí.
-          Kia rồi!. . .
Phía đầu thác, sau gộp đá tai mèo nhọn hoắt, mơ hồ trong màn sương trắng đục lão thấy vòm lá ô dước lấp loáng khi trắng khi xanh.
Qua hết con suối lạnh ngắt, đàn trâu lọt thỏm vào giữa rừng lồ ô sáng nhờ nhờ. Âm u và yên tĩnh đến kỳ lạ!. . . Con Mực đang luồn rừng đánh hơi sục sạo bỗng chạy trở về quẩn chân chủ rên ăng ẳng. Con trâu đầu đàn khịt mũi liên tục. Đột nhiên nó rống lên thật to, chân dậm xuống đất bịch bịch. Cả đàn trâu lập tức bao quanh lão già thành một vòng tròn lớn. Trâu nghé ở giữa gần với lão, vòng ngoài là trâu mẹ, ngoài cùng là trâu đực. Chúng quay mông vào trong, sừng gếch ra ngoài, mũi khịt liên tục. Lão Ngưu tháo dây mũi ra. Con trâu đầu đàn lập tức bước ra ngoài, đi chung quanh bầy để bảo vệ. Chợt nó đứng lại gếch sừng về phía gộp đá lũa tối om om. Mắt nó long lên đỏ quạch, bốn chân trụ rùn xuống như sẳn sàng chiến đấu. . . .
-          Có hổ về sao? . . . Lão Ngưu mỉm cười yên lặng.
Tỳ súng vào vai, lão bắn lên trời mấy phát để tiễn người bạn không mời mà đến!. . . .
Sương mù dần tan. Thế rồi tiếng chim gõ kiến lại làm thành từng tràng dài liên tục. Tiếng chim “bắt cô trói cột” lại vang vang buồn bã trong cánh rừng lồ ô xanh đen. Lũ cút núi lại hum! hum!. . .lúc nhặt lúc thưa trong đám cỏ rậm lốm đốm hoa vàng. . . .Đàn trâu lại tiếp tục lên đường. . . .Lão Ngưu lại đi đầu, dáng già nua chắc nịch như đá núi!. . . .
Mặt trời phóng những tia hào quang rực rỡ xuyên qua khe lá, rọi lốm đốm  trên đường mòn. Ngang qua Đá Bàng lão già chợt nghe tiếng kêu eng éc kèm theo tiếng hộc từng tràng dữ tợn:
-          Trời đất!. . .Có heo rừng mắc bẫy!
Cột vội con trâu đầu đàn vào cái cây gần đấy. Lão Ngưu vác súng chạy về hướng tiếng kêu. Dưới cái hào hẹp và sâu bao quanh đám khoai lang xanh tốt. Lão thấy một bầy heo rừng đang sa bẫy, chúng chạy quanh quẩn dưới hào sâu tìm cách thoát thân mà không được. Con heo mẹ to lớn lông màu xám cứng như thép, mồm nhọn và dài. Thấy bóng người nó lồng lên nhe nanh táp xoành xoạch để bảo vệ đàn con. Độ bảy hay tám con heo sọc dưa còn rất nhỏ. Chúng ngừng kêu, nấp vào sau lưng mẹ, co người lại, mắt tròn xoe sợ hãi! . . .
- Chào các bạn!. . .Hề hề!. . .Xin đừng hiểu nhầm! . .Để lão tìm cách cứu cho!. . Tội nghiệp chúng ta ai cũng vì miếng ăn mà phải ra nông nỗi này! . . .
Khum hai bàn tay làm loa lão già gọi chung quanh. Chẳng thấy ai trả lời.
-          May quá! Không có ai canh bẫy cả!. . .
Lão Ngưu vừa lẩm bẩm vừa chạy dọc theo đường hào để tìm cách cứu đàn thú. Lão biết người trồng khoai lang, không phải để ăn mà để làm bẫy thú rừng. Khi đám khoai xanh tốt. Họ sẽ đào một cái hào thật sâu và hẹp để thú đến ăn, rơi xuống không thể lên được. Bởi vậy bên ngoài hào chung quanh đám lang, họ rào bằng cây rừng thật kín để thú không thể tự ý vào. Chỉ có một cửa vào với độ cao vừa phải, thú muốn vào ăn khoai phải nhảy qua mới vào được. Thế nhưng khi nhảy qua, con thú sẽ rơi thẳng xuống hố. Con trước rơi, con sau không hề biết, cứ thế nhảy theo. Nên cuối cùng cả đàn đều sa xuống bẫy!
-          Đây rồi!. . .
Cuối đường hào là một con dốc nhỏ và lài để người chủ bẫy đi xuống bắt thú. Phía ấy có một cái cửa bằng cây rừng rất nặng đóng kín. Lão Ngưu mở cái dây mấu cột cửa, rồi hì hục đẩy cánh cửa vẹt sang bên. Xong lão chạy lên đầu trên, xua đàn thú chạy về phía cái cửa đã mở sẵn.
- Hùi!. . hùi!. . .nhanh lên!. . nhanh lên các bạn ơi!. . . .
Lũ heo sọc dưa vừa ọc ọc vừa chạy hết cả rồi, mà con heo mẹ vẫn còn nán lại chưa chịu đi. Nó cuống quít!. . .nó sợ hãi!. . .nó kêu lên mừng rỡ! . . thế nhưng nó dùng dằng chẳng muốn đi!. . .Sao vậy kìa?!. . .
Sợ người chủ bẫy lên bắt gặp sẽ sinh chuyện rầy rà. Lão Ngưu vừa lấy đá ném xuống hào vừa quát tháo xua đuổi. Con heo mẹ ngần ngừ, nó đưa mắt nhìn lão già như cảm ơn rồi chạy vụt về phía khu rừng đại ngàn gió thổi ào ào!
-          Đi đi bạn!. . . .Chúc bạn và lũ trẻ luôn bình an!. . . Hềhề!. . .Ta cứu bạn khỏi cái địa ngục này!. . .Còn ai sẽ cứu ta, khỏi cái địa ngục trần gian!. . . .
Sờ vào mấy cái sẹo trên người, lão già mỉm cười chua chát!. . . Hỡi ôi!. . Thời thanh niên bồng bột, mộng tưởng của lão cũng xanh mướt như đám khoai lang!. . . Thế nhưng chỉ có một con đường vào!. . . .Con đường của tranh đấu nhị nguyên!. . .Nó hơi qua sức một chút với một người ít học như lão!. . . Nhưng chẳng hề gì, nhiệt tình tuổi trẻ đã khiến lão vọt lên, bay qua các trở ngại hướng về phía màu xanh mơ ước!. . . Để rồi rơi xuống cái vực thẳm trần gian!. . . Than ôi!. . .Lão đã rơi!. . .Mọi người tranh nhau rơi!. . . Cũng như bao chúng sanh bé nhỏ vô minh khác. Lão đã cuống quít sợ hãi!. . Đã chạy đôn chạy đáo mong thoát khỏi cái vực thẳm trần gian!. . .Nhưng nào có được!. . . Lão biết ở đâu đó, có cái cửa thoát hiểm ở cuối đường hầm!. . .Nhưng lão tìm chưa ra!. . . Tội nhiệp!. . .Sinh linh bé nhỏ kêu la eng éc!. . Sinh linh lớn hơn thì hộc từng tràng dữ tợn!. . .Nhưng con thú già phong trần như lão thì sẽ im lặng đi về phía cánh cửa cuối đường hầm!. . .
Ha ha !. . .Mặt trời mọc rồi lặn. Mây trôi mây cứ trôi!. . .Phải chăng con thú hoang đã thấy cái mà nó vẫn tìm!. . .Nó sẽ húc đổ cánh cửa oan khiên để cùng bạn bè chạy về chốn rừng xanh!. . .Than ôi!. . .Nó đơn độc quá!. . . . Nhưng nó vẫn kiên nhẫn!. . .Bởi nó biết bên ngoài cái cửa này là rừng đại ngàn chứ không phải đám khoai lang!. . .
Xoay lưng định đi về phía đàn trâu đang chờ. Chợt lão già nghe dưới hào có tiếng động. Nhìn xuống lão thấy lẫn trong đám lá rừng có một con heo sọc dưa còn rất nhỏ đang nằm bẹp, run bần bật!. . .Chạy vội xuống, vừa thở hổn hển vừa đưa tay gạt lớp lá khô lão thấy một con heo rừng con, mình còn sọc dưa, hai chân trước gãy lìa.
-          Chắc nó bị thương khi rơi xuống hố!. . .Tội nghiệp!. . .Nó còn nhỏ quá mà!. . .Hèn gì khi nãy mẹ nó chẳng chịu bỏ đi!. . .
Lão Ngưu yên lặng cởi chiếc áo đang mặc, đặt xuống đất, bồng con heo con đặt lên, trùm lại. Quàng súng vào vai, lão già bồng con thú bị thương trên hai tay rồi chạy ngược về phía đàn trâu!. . .
Gió núi thổi tạt từng hồi, rừng già đầy hơi nước và ẩm ướt, địa y lép nhép dưới chân, nhưng lão già không thấy lạnh:
-          Tội nghiệp!. . . Vết thương sưng tấy và sốt như vậy chắc nó lạnh lắm![#breakpage#]
. . .
Cuối cùng thì đàn trâu cũng đã đến một thung lũng xanh rờn. Phía xa đằng kia, thác Bạc nổi lên như một sợi chỉ trắng trên nên dạ xanh. Dưới chân thác, một hồ nước trong vắt. Đàn trâu thấy nước chạy vội đến sục mõm uống mãi không thôi! . . Một số con, còn lội xuống trầm mình dưới làn nước mát.
Tội nghiệp!. . .Năm nay trời hạn sớm hơn mọi năm và kéo dài. Đồng khô cỏ cháy, gia súc thiếu thức ăn và nước uống chết rất nhiều. Lão Ngưu phải đốt gai xương rồng để lũ trâu ăn cầm hơi. Cuối cùng không thể nằm im chờ chết. Lão đành bậm gan đưa đàn trâu băng rừng đến đây tìm nước. May mà thác Bạc vẫn còn chảy le te, hồ nước vẫn còn dù rất cạn. Mấy hôm trước khu này lại có cơn mưa rào hiếm hoi, khiến rẫy tranh phun mầm xanh mướt!. . .
Bế con thú bị thương trên tay, lão Ngưu đi về phía vách đá cao ngất trời xanh ở cuối thung lũng. Nơi ấy nấp sau cây chò chỉ thẳng tắp như trụ đồng dựng ngược là một cái động đá khá lớn, có thể làm nơi trú ngụ. Hôm đến thực địa lão Ngưu đã phát hiện cái động này:
-          Có thế chứ, khỏi phải che lán trại. Chắc còn lâu mình mới đi khỏi chỗ này, vừa có nước vừa có cỏ, lại xa làng. Hềhề!. . .Tìm đâu cho được chỗ thuận lợi như chỗ này.
Đặt con heo rừng bị thương xuống. Lão chặt củi khô chất vào động đá và nhóm lửa. Khi đống củi đã cháy phừng phực, lão chặt một ôm cành tươi còn lá xanh, phủ lên trên. Khói bay mù mịt, luồn vào trong hang, xong trào trở ra. Lão Ngưu chạy vội ra ngoài, đứng nép một bên cửa động quan sát. Qua màn khói, lão già mỉm cười khi thấy trước tiên là lũ dơi bay loạn xạ. Sau đấy là một con rắn lớn, mấy chú kỳ đà núi, một con chồn hương, mấy lão bọ cạp càng to như càng cua có màu xanh đỏ. . .Chúng chen lấn thi nhau chạy ra ngoài tránh khói:
-          Xin lỗi các bạn!. . . Già chỉ mượn tạm chỗ này một thời gian rồi sẽ trả lại. Khói làm các bạn khó chịu một chút chứ chẳng hề gì.
Lão già chất thêm lá tươi vào đống củi. Động đá được xông khói thật kỹ. Sau đó lão dời đống củi ra trước cửa động để ngăn thú dữ và muỗi vào hang. Để giữ lữa, lão chất thêm một cây lõi rục cực lớn. Từ nay cho đến ngày về lão sẽ giữ cho đống lửa này không bao giờ tắt.
Xong xuôi, lão già chặt một ôm cành trúc nhỏ rãi trên mặt động để làm chỗ ngũ. Trong góc động lão lót cho con heo rừng con một cái ổ bằng lá khô. Còn con Mực sẽ nằm chỗ này canh cửa động. . . .Con chó nhỏ như biểu đồng tình. Nó kêu lên ăng ẳng chạy lăng quăng sục mũi thám thính khắp mọi ngóc ngách nơi ở mới.
-          Thế cũng tươm tất chán phải không các bạn! . .Còn cái áo bông này!. . . Hềhề!. . .Lạnh làm mền, nực làm gối, bốn mùa thay đổi bấy nhiêu!. .
. . .
Lấy trong gùi ra một cái tượng Phật nhỏ xíu bằng đá và một bó hương thơm. Lão Ngưu cẩn trọng đặt tượng Phật lên cái hốc trên vách, đốt một nén hương thơm, cắm vào cái khe nứt bên cạnh. Xong chấp tay thành kính khấn nguyện:
-          Nam mô A Di Đà Phật!. . .Đệ tử xin Sơn Thần, Thổ Địa, Thần linh sở tại cùng chư vị thiêng liêng nơi đây cho phép được trú ngụ trong động đá này một thời gian vì kế mưu sinh. Đạo đời song tu. Đệ tử nguyện luôn chánh niệm và tỉnh giác, nghiêm trì giới luật, tôn trọng núi rừng và muông thú. Xin chư Phật chư Bồ Tát chứng minh, hộ trì dạy đạo. . . . .
Trong bóng chiều hiu quạnh, trong niềm cô đơn thần thánh, lão già bồi hồi đảnh lể Như Lai!. . .
Ánh lửa chập chờn, chiếc bóng già nua lặng im trên nền đá lạnh!. . Lão cầu nguyện, cầu nguyện mãi!. . .Cho lão, cho mọi người, cho núi đồi rừng cây, cho con thác con suối, cho muông thú trong rừng, cho đồng cỏ đàn trâu, cho con Mực và cho cả con heo rừng bị thương!. . . Hỡi ôi!. . .Lão tha thiết nguyện cầu!. . .nguyện cầu mãi!. . .Con tim già nua bồi hồi giao cảm!. . Tâm tình lão hướng về muôn nơi!. . .về tình người và về những điều bất hạnh!. . .về thời trai trẻ dọc ngang!. . .về cảnh đời hoang tàn nhân nghĩa!. . . Hỡi ôi!. . .Môi run run mà lão chẳng thể mở miệng ra!. . . Đã lâu rồi lão như quên chẳng nói!. . .Đã lâu rồi lão chỉ có lặng im!. . .Đã lâu rồi lão đã chọn làm bạn với đồng cỏ, rừng cây và muông thú!. . .Hề hề!. . .Chúng chẳng bao giờ phản bội!. . . Chúng trinh nguyên vì chẳng phải là người!. . . .
Hỡi ôi!. . . chẳng có tiếng nói nào!. . chỉ có nỗi buồn thiêng liêng ngân nga trong cõi lặng yên!. . Chẳng có tiếng động nào!. . .chỉ có tâm tình đau nhói  vút lên cao trào dâng chất ngất!. . .Chỉ có rung và động!. . Ha ha!. . .Nước mắt khô không chảy, bởi giọt lệ buồn chảy ngược về tim!. . .Còn nụ cười phong trần đắng và chát bởi cái một mình vò nát cuộc nhân gian!. . .
Nam mô A Di Đà Phật!. . .Nam mô A Di Đà. . . Phật!. . .Nam mô A. . . Di Đà. . . P. . .h. . .ậ. . .t!. . .

Nắng như đổ lửa, lão Ngưu huýt gió gọi con Mực. Một già một trẻ đi về phía thảo nguyên bao la. Gió nam thổi ào ào mang hơi nước từ thác Bạc. Cỏ tranh cuộn lên thành từng vồng xanh thẩm như sóng. Lão già tưởng mình như đang đạp trên muôn ngàn con sóng dữ vượt qua đại dương bao la, vượt qua bể trần gian để đến bến bờ của tình thương và lòng nhân hậu.

Xem Tiếp Phần 2 :
Nguồn : DuongSinh.Net

Wednesday 8 September 2010

Viên kẹo của Mahatma Grandhi

Cả đời học Phật, sống theo Phật, cuối cùng cũng chỉ có một điều cơ bản: hãy nhìn rõ lẽ thật ! Nhìn rõ lẽ thật (chánh kiến) mới có suy nghĩ đúng, nói năng, hành động, sinh sống chính đáng, an định tinh thần, để có thể nhìn rõ các sự vật hiện tượng như tự thân của nó.
Trong mục dành cho bạn đọc của nhật báo Le Monde - tờ báo cấp tiến của giới trí thức, có uy tín  hàng đầu ở Pháp – có đăng một  câu chuyện giản dị do Jean Hébert, người đã nhiều năm sống  bên cạnh Mahatma Grandhi, kể lại.

Chuyện xẩy ra trong một làng nhỏ phía Nam Ấn Ðộ, nơi Grandhi sống một cách đạm bạc. Một bà mẹ dẫn đứa con trai 10 tuổi  tới  gặp Grandhi, nói :

Tuesday 7 September 2010

ÐỨC PHẬT LÀ BẬC THẦY CÁC NHÀ KHOA HỌC

Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích-ca Mâu- ni (Sàkyàmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong Tạng kinh chứa đựng đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn hai mươi lăm thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đô? giả suy gẫm. VỀ VŨ TRỤ.
Ðức Phật ra đời trên sáu thế kỷ trước Công nguyên, còn các nhà khoa học được biết đến, mới có từ thế kỷ thứ mười tám sau Công nguyên. Thế mà ở thời gian ấy đức Phật nhìn trong vũ trụ thấy thế giới nhiều không thể kể hết, nên trong kinh thuộc Hán tạng có những câu "Hằng hà sa số thế giới", nghĩa là thế giới nhiều như cát sông Hằng (Ganges), hoặc câu "vi trần sát" nghĩa là cõi nước (sát) nhiều như những hạt vi trần. Ðến nay các nhà thiên văn học nhờ kính viễn vọng nhìn thấy trong bầu hư không có không biết cơ man là thế giới. Vô số ngôi sao lấp lánh hiện trên nền trời trong lúc ban đêm, mà mắt chúng ta nhìn thấy được, là những hành tinh (thế giới), còn không biết bao nhiêu hành tinh khác quá xa, mắt chúng ta không thể nhìn thấy được. Chính đây là bằng chứng cụ thể, nhờ khoa học giúp chúng ta hiểu được lời Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Lại nữa, có lần đức Phật cùng các thầy Tỳ-kheo đi vào rừng, nhìn thấy những lá cây rơi lả tả, những lá vàng úa sắp lìa cành, đồng thời có những chồi non vừa nẩy lộc và những mầm vừa nhú khỏi vỏ cây, Ngài dạy các thầy Tỳ-kheo "Thế giới đang hoại, sắp hoại và đang thành, sắp thành, cũng như lá cây trong rừng đang rụng, sắp rụng và đang nẩy chồi, sắp nẩy chồi." Vì thế, đức Phật thường dạy thế giới có bốn thời kỳ "thành, trụ, hoại, không". Ngày nay các nhà khoa học cũng thừa nhận thế giới phải trải qua bốn thời kỳ như thế. Ðây là cái nhìn thích hợp giữa Phật học và khoa học mà cách nhau thời gian quá xa. 

VỀ VẠN VẬT. - Vạn vật sanh thành và hoại diệt trên đời, dưới con mắt trí tuệ của đức Phật đều do "duyên khởi". Duyên khởi là nhân duyên sanh khởi, không có một sự vật nào hình thành mà không do các duyên nhóm họp. Nếu nói sự vật ngẫu nhiên tự thành, hoặc có bàn tay mầu nhiệm nào tạo dựng đều không đúng sự thật. Ðức Phật xác nhận vạn vật do nhân duyên tụ họp thì thành, nhân duyên ly tán thì hoại. Sự thành hoại của vạn vật đều do duyên, là chỗ thấy như thật của đức Phật. Bởi thế, trong kinh Phật thường dạy "các pháp do duyên khởi không có thực thể, các pháp do duyên khởi không có cố định". Không có thực thể là thuyết "vô ngã", không có cố định là thuyết "vô thường", mà trong kinh thường nói "chư hạnh vô thường, chư pháp vô ngã". Không khi nào có một nhân đơn thuần thành hình một vật, cũng không bao giờ có sự bất ngờ sanh ra một vật, mà phải đủ nhân đủ duyên mới thành. Vì vậy, đức Phật không chấp nhận thuyết "nhất nhân" và thuyết "vô nhân". Với sự thật này, ngày nay khoa học đã làm sáng tỏ, chúng ta không còn gì phải nghi ngại. Hơn nữa, trước mắt chúng ta thấy vô vàn sự vật, nếu đem ra phân tích đều do nhân duyên hợp thành, không có vật nào tự thành hay do một cái gì đó làm thành. Sự thật hiển nhiên này càng làm sáng tỏ lời đức Phật dạy. Chúng ta thấy rõ Phật học và khoa học tuy thời gian cách xa mà không có giới tuyến ngăn cách.
VỀ CON NGƯỜI. - Khi Phật còn tại thế, Ngài nhìn trong bát nước thấy vô số vi trùng, trong kinh Hán tạng có câu "Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng..." Nghĩa là Phật nhìn trong bát nước thấy tám muôn bốn ngàn (84.000) vi trùng. Ngày nay nhờ kính hiển vi, các nhà khoa học thấy trong nước có nhiều vi trùng. Lại nữa, Phật nhìn trong thân người thấy có vô số vi trùng, trong kinh Hán tạng có câu "nhân thân chi nội hữu vô số vi trùng tại trung nhi trú". Nghĩa là trong thân người có vô số vi trùng đang trú ẩn bên trong. Ðiều này ngày nay chúng ta chỉ cần có chút ít kiến thức khoa học là không còn nghi ngờ gì nữa.
NGHIỆP LỰC. - Nếu không có một đấng nào an bài, muôn vật làm sao được sanh thành, hoại diệt và sinh hoạt trong một trật tự nhất định? Nhà Phật nói "do sức nghiệp thúc đẩy và thu hút mọi vật hình thành, khi mãn nghiệp thì hoại diệt. Cũng do động lực của nghiệp nên mọi vật sinh hoạt trong một trật tự nhất định". Nghiệp là động lực lôi cuốn các duyên tụ họp lại thành hình sự vật; khi sức nghiệp mãn các duyên ly tán thì sự vật hoại diệt. Nghiệp có khả năng cuốn hút sự vật quay cuồng trong quĩ  đạo nhất định. Ngày nay các nhà khoa học đã nói rõ sức quay và sức hút của mọi vật trong vũ trụ. Các hành tinh trong bầu vũ trụ hoặc lớn hoặc nhỏ đều quay cuồng trong hư không và trong một quĩ đạo nhất định. Cho đến nhỏ như một hạt nguyên tử cũng quay cuồng và xoắn chặt vào nhau mà thành hình muôn vật. Ðộng lực quay và hút này là do nghiệp lực tạo nên. Nghiệp là động lực lôi cuốn theo thói quen, đồng thời cảm ứng với vật khác đồng tính nên bị thu hút. Do nghiệp chi phối nên con người và muôn vật trên thế gian được thành hình và sinh hoạt trong một phạm vi nhất định nào đó, khi sức nghiệp mãn con người và muôn vật theo đó hoại diệt. Song nghiệp có thể chuyển đổi được, không phải cứng nhắc cố định, vì nó là động lực.
Tuy nhiên thuyết nghiệp báo luân hồi đã có trước thời đức Phật, xuất phát từ các kinh Phệ-đà (Véda); song với tinh thần tôn trọng chân lý, đức Phật xét thấy đúng sự thật liền ứng dụng đem dạy đệ tử tu hành. Trong đó, đức Phật có sửa đổi những phần lệch lạc theo quan niệm Bà- la-môn giáo, để lý thuyết này được hoàn chỉnh hơn. Vì vậy, ngày nay mọi người đều thừa nhận thuyết nghiệp báo luân hồi là của đạo Phật.
ÐẠO PHẬT ÐẶT TRỌNG TÂM Ở CON NGƯỜI. - Chỗ thấy biết của đức Phật đúng sự thật, hợp chân lý, nên trải qua thời gian dài mà vẫn không sai chạy hay lạc hậu. Ðức Phật không dùng cái thấy biết tuyệt vời ấy để phân tích ngoại cảnh, sử dụng ngoại cảnh phục vụ con người. Ngài chỉ dùng cái thấy ấy biết ấy để soi sáng thẳng vào con người, để thấy biết tường tận về con người từ thể xác lẫn tinh thần. Biết rõ con người rồi, đức Phật dạy cách sống đúng tư cách con người, đồng thời chuyển hóa thân tâm để được an lạc trong hiện tại và mãi sau kia. Có lần đức Phật cùng các thầy Tỳ-kheo đi vào rừng Simma, Ngài dùng tay nắm một nắm lá cây đưa lên hỏi các thầy Tỳ-kheo: "Lá cây trong tay ta nhiều hay lá cây trong rừng nhiều?" Các thầy Tỳ-kheo thưa: "Lá cây trong tay Thế Tôn rất ít, so với lá cây trong rừng." Ðức Phật dạy: "Cũng thế, chỗ ta thấy biết nhiều như lá cây trong rừng, những điều ta dạy các ông ít như lá cây trong nắm tay ta." Ðiều này khiến chúng ta thấy rõ, dù việc ấy đúng sự thật mà không cần thiết cho sự đào tạo xây dựng con người được an vui hạnh phúc hiện tại và mai sau, Phật vẫn không đem ra chỉ dạy. Phật chỉ dạy những điều cấp thiết để giải quyết mọi khổ đau cho kiếp sống con người. Vì tuổi thọ con người quá ngắn (60-70 năm) không đủ thời giờ để học hiểu hết mọi điều trên thế gian này.
Phần hệ trọng nhất nơi con người là tinh thần. Tinh thần sai sử thể xác tạo thành nghiệp lành nghiệp dữ, cảm thọ quả khổ, vui ở hiện tại và vị lai. Cho nên bao nhiêu lời khuyên răn của Phật đều đặt nặng sự chuyển hóa nội tâm của con người. Con người nội tâm được trong sáng thì đời sống hiện tại đầy đủ ý nghĩa, sau khi kết thúc cuộc đời mọi sự sáng trong tươi đẹp đang sẵn sàng chờ chực. Ðây là trọng tâm cứu khổ chúng sanh của đức Phật Thích-ca, cũng là của đạo Phật.
ÐẠO PHẬT CHỦ TRƯƠNG GIÁC NGỘ, GIẢI THOÁT, TỪ BI, BÌNH ÐẲNG. - Ðức Phật do giác ngộ nên thành Phật, suốt đời giáo hóa của Ngài cũng lấy giác ngộ làm trọng tâm. Người tu Phật mà thiếu giác ngộ là không phải người đệ tử chân thật của đạo Phật. Khổ đau gốc từ vô minh, muốn hết khổ đau phải dứt sạch vô minh. Chỉ có ánh sáng giác ngộ mới dẹp tan được màn vô minh, ngoài giác ngộ ra không còn cách nào dẹp được vô minh. Như chỉ có ánh sáng mới dẹp được bóng tối, ngoài ánh sáng không có cái gì dẹp được bóng tối. Vô minh không tan thì đau khổ làm sao hết được. Vì thế, phương pháp duy nhất để cứu khổ chúng sanh là giác ngộ. Ðây là nguyên nhân đạo Phật lấy giác ngộ làm chủ yếu.
Nhờ giác ngộ con người mới giản trạch được điều chân lẽ ngụy, thấy rõ cái gì trói buộc, cái gì tự do, nên chọn được lối sống thích ứng lẽ thật, phù hợp với tinh thần tự do. Tự do ở đây không có nghĩa đòi hỏi bên ngoài, nơi kẻ khác, mà tự chiến thắng những khát vọng đê hèn của mình, hàng phục được vọng tưởng điên đảo của nội tâm. Ðúng với câu đức Phật dạy: "Thắng một vạn quân không bằng thắng mình, thắng mình mới là chiến công oanh liệt." Tinh thần tự do của đạo Phật là làm chủ toàn vẹn thể xác lẫn tinh thần của chính mình. Ðó là tự do tuyệt đối, cũng là giải thoát của Phật dạy.
Ðem vui và giải khổ cho chúng sanh là lòng từ bi của đạo Phật. Muốn cho mọi người hết khổ được vui, tu sĩ Phật giáo lúc nào cũng đưa cao ngọn đuốc chánh pháp cho mọi người mồi, để cùng thắp sáng trong ngôi nhà tăm tối muôn đời của mình. Bản thân mình người tu sĩ phải chiến thắng phiền não để làm mẫu mực và chỉ dạy người dẹp trừ phiền não. Vô số khổ đau của chúng sanh đều phát xuất từ si mê và phiền não. Thiếu thốn vật chất là đau khổ đã đành, có khi thừa mứa vật chất người ta vẫn đau khổ như thường. Cho nên trí tuệ là hòn ngọc quí để đổi lấy của cải và sự nghiệp, trí tuệ là ngọn đuốc soi sáng cho chúng ta tránh khỏi lạc lối lầm đường. Dứt một phần phiền não, chúng ta được một phần an lạc, hoàn toàn sạch phiền não thì còn gì làm phiền lụy chúng ta. Sau khi mở sáng con mắt trí tuệ và dứt sạch phiền não, con người mới được an vui tự tại đầy đủ. Người tu sĩ Phật giáo tha thiết cứu khổ chúng sanh bằng cách tận lực chỉ dạy cho mọi người thực hiện được trí tuệ và tự do.
Phật giáo nhìn chúng sanh đều bình đẳng trong bản tánh, chỉ có sai khác trên nghiệp tướng. Nghiệp tướng là cái sanh diệt biến động, bản tánh chưa bao giờ sanh diệt đổi thay. Cái sanh diệt biến động là tạm bợ, đã tạm bợ dù sai khác thế mấy cũng không quan trọng. Chính cái tối quan trọng là bản tánh thường hằng của chúng sanh. Cho nên đức Phật thường dạy "tất cả chúng sanh đều có tánh Phật", đó là lối nhìn bình đẳng của Phật giáo. Thấy thấu được lẽ này, chúng ta sẽ dứt được tâm tự cao ngã mạn và không còn dám khinh thường một ai. Ðây là nền tảng đạo đức chân thật, nên Bồ-tát Thường Bất Khinh thấy ai cũng nói: "Tôi không dám khinh các Ngài, các Ngài sẽ thành Phật." Ðã sẵn có tánh Phật thì người nào mà tu chẳng được, chỉ do chưa thức tỉnh và lười nhác mà thôi. Do cái nhìn thấu suốt này, người tu theo đạo Phật không bao giờ có tâm kỳ thị với bất cứ nhóm nào, cũng không có tâm khinh khi miệt thị ai.
Ðạo Phật lấy giác ngộ làm gốc rễ, lấy giải thoát làm hoa trái, lấy từ bi và bình đẳng làm nhựa sống. Bốn yếu tố này rất thiết thân với nhân loại văn minh. Bất cứ nền văn minh chân chánh nào đòi hỏi con người phải có đủ trí tuệ sáng suốt, thong thả tự do, tình thương làm vơi cạn đau khổ cho con người, bình đẳng không chấp nhận giai cấp, không kỳ thị tôn giáo, chủng tộc, màu da. Nếu thiếu một trong bốn yếu tố này, dù nói văn minh vẫn chưa thực sự văn minh. Ðứng từ góc độ này mà nhìn, chúng ta thấy đức Phật quả thực đã đi trước các nhà khoa học khá xa; tương lai dù nhân loại văn minh tiến bộ đến đâu cũng khó qua mặt được đạo Phật. 
Nguồn : wWw.ThuongChieu.Net

Saturday 4 September 2010

Ở thời đại khoa học, vì sao có người Tây phương muốn xuất gia?

Ngày nay, khoa hc phát triển mt cách phi thường, càng ngày càng tiến b, càng ngày càng có nhiu phát hin mi l; thế nhưng, s phát hin này đến bao gi mi là tt đnh, mi là rt ráo? S “rt ráo” này có th nói là s xy ra  vào bt c thi đim nào, song cũng có th nói là bt tn—không có ngày cùng tn, không th nào hoàn tt được. Hin ti, nn khoa hc ca chúng ta được gi là tiến b, nhưng sau 500 năm thì s tiến b ca khoa hc ngày hôm nay li b xem là lc hu! Nn khoa hc ca 500 năm sau s là tân kỳ; song đến 500 năm sau na, thì cái được mnh danh là “khoa hc tân kỳ” ca 500 năm v trước li tr thành lc hu, còn khoa hc ca 500 năm sau li là mi m. Hin gi người ta cho rng nhng gì ca quá kh là xưa cũ; song sau 500 năm na, trong tương lai, tt c nhng th tân kỳ ca hin ti cũng đu s b xem là xa xưa, li thi. Cho nên, khoa hc và triết hc không có ngày cùng tn; có th nói là “càng chy càng xa,” chng có kết thúc.
Đc bit là khoa hc và triết hc ngày nay tuy có phát trin, nhưng những li ích mà chúng mang li cho con người thì ít hơn so vi những điều bt li! Đó chính là tình trng “cái hi nhiu hơn cái li” —đi vi nhân loi thì s giúp ích không nhiu hơn s sát hi. Vì sao? Trước kia, khi khoa hc chưa phát trin đến thế này thì người ta không b chết nhiu như vy; song le, hin ti khoa hc phát trin càng nhanh chóng thì trong tương lai, nhân loi s b chết càng nhiu hơn, thm chí có th đi đến ch tn dit! Nếu loài người b hy dit thì khoa hc, triết hc còn ích dng gì cho nhân loi na ch? Chc chn là không còn hu dng na!
Hin ti tuy rng khoa hc và triết hc phát trin như thế, nhưng đi vi nhng tai ha trên thếgii, thì vn chưa th tiêu dit được. Thí d như vic ny sanh nhiu căn bnh quái l mà vi sphát trin ca khoa hc, con người vn chưa có cách nào cha tr hoc tr kh được—đó là mt đim. Ri li còn chiến tranh na—khoa hc phát trin đến cc đim thì chiến tranh s càng khc lit bi các vũ khí giết người mi ngày mt tinh vi, kỳ diu hơn; s tinh vi kỳ diu đó chng phi s đưa nhân loi vào ch chết sao? Nước này gây chiến vi nước khác, nhà n tranh chp vi nhà kia, người này gây g vi người n—tt c đu h tương tàn sát ln nhau; c như thếthì biết đến bao gi mi chm dt được? Anh đề phòng tôi, tôi đề phòng anh; anh mun hy dit tôi, tôi cũng mun hy dit anh—tt c đu h tương hy dit ln nhau. Và rt cuc s có mt ngày tt c đu “cùng v ch chết,” và lúc đó thì mi người đu s không còn vic gì đ làm na!
Không phi ch có nn chiến tranh là khó ngăn chn, khó dp tt thôi đâu, mà còn có nào là nn lũ lt (không biết được là s xy ra lúc nào,  nơi đâu), nn ha hon (sut ngày toàn nghe tiếng xe cu ha h còi inh i, n ào hơn tt c), nn gió bão (h cung phong thi ti thì gây chết chóc cho biết bao nhiêu người)… Ch my hôm trước đây,  Đài Loan có nn gió bão xy ra gây thit hi cho c my trăm người. Vào lúc khoa hc tiến b đến dường này, vn chưa có cách nào khiến cho nhng tai ương như thế biến mt, không còn xy ra. Trông thy tình trng này, nếu mun tiêu dit tai ương, chúng ta cn phi nghiên cu đo lý ca nhân sinh, cn phi thu hiu các chân lý ca nhân sinh, ri sau đó mi có th biết được căn nguyên, mm mng ca các tai ương. Thế thì, mun tránh tai ương, điu thiết yếu là mi người đu phi “sa sai, hướng thin”! Vì sao nhng tai ương này xy ra? Đó đu là do cng nghip ca mi người cm vi ra; nghip t tp li vi nhau nên mi có loi tai ha này xy ra. Ri li còn nn đng đt na—đây là mt th tai ha rt đáng s, nó khiến mi người đu nơm np lo âu. Rt nhiu ngườ thành ph San Francisco lo s s có nn đng đt xy ra. Thế nhưng, chng có cách gì tiêu dit được các tai ương này bi vì đó là do nghip chướng ca chúng sanh chiêu cm mà ra!
Nói đến “nghip” thì ch có Pht giáo mi có th gii thích mt cách tường tn v ngun gc, đo lý ca tướng nghip mà thôi. Do đó, chúng ta cn phi phát tâm xut gia, nghiên cu Pht Pháp; phi hiu rõ Pht Pháp thì mi có th chn cu toàn th nhân loi, tht s cu vt nhân loi ra khi cnh nước sôi la bng được. Chúng ta phát tâm xut gia là đ nghiên cu đo lý ca Pht giáo, dùng tinh thn t bi vĩ đi ca Pht giáo mà dn thân cu đ tt c chúng sanh, khiến cho mi tai ương trên thế gii đu vô hình trung b tiêu dit. Cho nên, bây gi chúng ta cn phi phát tâm buông b các pháp ca thế gian đ nghiên cu pháp xut thế gian.
Trong lúc c vũ tr người ta đang h tương cnh tranh, đua nhau sáng chế các li khí giết người đ sát pht nhau mt cách điên cung, thì kỳ l thay, có nhng người li mun xut gia, mun hc tp pháp môn không giết người! Có th nói rng s kin này s làm cho toàn th nhân loi trên khp vũ tr đu phi vô cùng kinh ngc! Tôi hy vng trong lúc nhân loi còn đang trong cơnkinh ngc, thì quý v đu có th tnh ng, mi người đu biết hi quang phn chiếu, hc tp pháp môn không giết người này.
Thế gii này là do tâm con người to thành. Con người có tâm hiếu sát, thích chém giết, thì cthế gii này s biến thành mt bãi chiến trường—mt thế gii ca chiến tranh. Con người có lòng hiếu sanh, đ lượng, thì thế gii này s biến thành mt thế gii hòa bình, hnh phúc. Thếnên, hin nay có được nhng người Tây phương có th giác ng trước, phát tâm hc tp v tôn giáo, v pháp môn không hiếu sát, đi vi hin ti mà nói thì đây là mt bước khi đu. Tôi hy vng sau này, tt c người Tây phương cũng như người Đông phương, đu s sa đi tâm hiếu chiến thành tâm t bi, t b tâm sân hn đ đi ly tâm t bi h x, và có th cùng nhau nghiên cu đo Pht. Đây đi vi người Tây phương ch là m đu ca s giác ng; mong rng trong tương lai chúng ta có th chuyn hóa các v tng thng ca phương Tây tr thành nhng vtng thng ng h Pht giáo!
Bây gi tôi s công b tên ca nhng người Tây phương xut gia (tại Chùa Kim Sơn Thánh T).
Người th nht tên là Qu Tin, t là Hng Khiêm. Trước đây, khi chưa xut gia, chú y cho rng thế gii này không có gì đáng trân trng, và đã sng như mt khách nhàn du, chu du đây đó, không có gia đình đ tr v. Thế nhưng, bây gi gp được Pht Pháp ri, chú bèn ly chn xut gia làm ch nương ta đ quay v.
Người th hai tên là Qu Ninh, t là Hng Tnh. Qu Ninh vn cũng t cho rng đi người tht vô v, chng có ý nghĩa gì c. V sau, khi nhân duyên đến, chú y đã gp được Pht Pháp và biết được rng chân lý chân chánh vn nm trong giáo lý đo Pht, nên bèn xin xut gia.
Người th ba tên là Qu Hin, t là Hng Th. Qu Hin là mt thanh niên tr tui cũng rt khác người. Chú y có ý mun nghiên cu v chân lý ca nhân sinh, mun tìm hiu nơi quay vrt ráo, cùng vn đ sanh t, cho nên chú đã xut gia.
Người th tư tên là Qu Dt, t là Hng n. Cô thanh n này trước kia cũng có ý tưởng mun chân chánh thu hiu v vn đ nhân sinh, nay gp được Pht Pháp mi biết rng đây chính là nhng gì đáng cho con người nghiên cu tìm hiu, cho nên cô đã xut gia tu hành.
Người th năm tên là Qu Tu, t là Hng Trì. Qu Tu vn đã nhn thc rt rõ ràng v thế gii này, cô ta đã có được cái nhìn thu sut và đã có th buông b hết mi th, mt lòng tha thiết mun tu Đo. Cô ta có nói my câu như sau:
Qu tt năng đc,
Tu chư phúc đc,
Hng nim Đnh, Hu,
Trì Gii thành Pht.

(Qu s đc được,
Tu mi phước đc,
Hng nh Đnh, Hu,
Trì Gii thành Pht.)

Bn câu này là do chính Qu Tu sáng tác, rt có ý nghĩa.
Trên đây ch là sơ lược v nhân duyên xut gia ca năm Pht t người Tây phương; nếu mun kchi tiết e rng phi cn nhiu thi gian mi nói hết được!
Nguồn : Dharmasite.Net