Ngày nay, khoa học phát triển một cách phi thường, càng ngày càng tiến bộ, càng ngày càng có nhiều phát hiện mới lạ; thế nhưng, sự phát hiện này đến bao giờ mới là tột đỉnh, mới là rốt ráo? Sự “rốt ráo” này có thể nói là sẽ xảy ra ở vào bất cứ thời điểm nào, song cũng có thể nói là bất tận—không có ngày cùng tận, không thể nào hoàn tất được. Hiện tại, nền khoa học của chúng ta được gọi là tiến bộ, nhưng sau 500 năm thì sự tiến bộ của khoa học ngày hôm nay lại bị xem là lạc hậu! Nền khoa học của 500 năm sau sẽ là tân kỳ; song đến 500 năm sau nữa, thì cái được mệnh danh là “khoa học tân kỳ” của 500 năm về trước lại trở thành lạc hậu, còn khoa học của 500 năm sau lại là mới mẻ. Hiện giờ người ta cho rằng những gì của quá khứ là xưa cũ; song sau 500 năm nữa, trong tương lai, tất cả những thứ tân kỳ của hiện tại cũng đều sẽ bị xem là xa xưa, lỗi thời. Cho nên, khoa học và triết học không có ngày cùng tận; có thể nói là “càng chạy càng xa,” chẳng có kết thúc.
Đặc biệt là khoa học và triết học ngày nay tuy có phát triển, nhưng những lợi ích mà chúng mang lại cho con người thì ít hơn so với những điều bất lợi! Đó chính là tình trạng “cái hại nhiều hơn cái lợi” —đối với nhân loại thì sự giúp ích không nhiều hơn sự sát hại. Vì sao? Trước kia, khi khoa học chưa phát triển đến thế này thì người ta không bị chết nhiều như vậy; song le, hiện tại khoa học phát triển càng nhanh chóng thì trong tương lai, nhân loại sẽ bị chết càng nhiều hơn, thậm chí có thể đi đến chỗ tận diệt! Nếu loài người bị hủy diệt thì khoa học, triết học còn ích dụng gì cho nhân loại nữa chứ? Chắc chắn là không còn hữu dụng nữa!
Hiện tại tuy rằng khoa học và triết học phát triển như thế, nhưng đối với những tai họa trên thếgiới, thì vẫn chưa thể tiêu diệt được. Thí dụ như việc nảy sanh nhiều căn bệnh quái lạ mà với sựphát triển của khoa học, con người vẫn chưa có cách nào chữa trị hoặc trừ khử được—đó là một điểm. Rồi lại còn chiến tranh nữa—khoa học phát triển đến cực điểm thì chiến tranh sẽ càng khốc liệt bởi các vũ khí giết người mỗi ngày một tinh vi, kỳ diệu hơn; sự tinh vi kỳ diệu đó chẳng phải sẽ đưa nhân loại vào chỗ chết sao? Nước này gây chiến với nước khác, nhà nọ tranh chấp với nhà kia, người này gây gổ với người nọ—tất cả đều hỗ tương tàn sát lẫn nhau; cứ như thếthì biết đến bao giờ mới chấm dứt được? Anh đề phòng tôi, tôi đề phòng anh; anh muốn hủy diệt tôi, tôi cũng muốn hủy diệt anh—tất cả đều hỗ tương hủy diệt lẫn nhau. Và rốt cuộc sẽ có một ngày tất cả đều “cùng về chỗ chết,” và lúc đó thì mọi người đều sẽ không còn việc gì để làm nữa!
Không phải chỉ có nạn chiến tranh là khó ngăn chận, khó dập tắt thôi đâu, mà còn có nào là nạn lũ lụt (không biết được là sẽ xảy ra lúc nào, ở nơi đâu), nạn hỏa hoạn (suốt ngày toàn nghe tiếng xe cứu hỏa hụ còi inh ỏi, ồn ào hơn tất cả), nạn gió bão (hễ cuồng phong thổi tới thì gây chết chóc cho biết bao nhiêu người)… Chỉ mấy hôm trước đây, ở Đài Loan có nạn gió bão xảy ra gây thiệt hại cho cả mấy trăm người. Vào lúc khoa học tiến bộ đến dường này, vẫn chưa có cách nào khiến cho những tai ương như thế biến mất, không còn xảy ra. Trông thấy tình trạng này, nếu muốn tiêu diệt tai ương, chúng ta cần phải nghiên cứu đạo lý của nhân sinh, cần phải thấu hiểu các chân lý của nhân sinh, rồi sau đó mới có thể biết được căn nguyên, mầm mống của các tai ương. Thế thì, muốn tránh tai ương, điều thiết yếu là mọi người đều phải “sửa sai, hướng thiện”! Vì sao những tai ương này xảy ra? Đó đều là do cộng nghiệp của mọi người cảm vời ra; nghiệp tụ tập lại với nhau nên mới có loại tai họa này xảy ra. Rồi lại còn nạn động đất nữa—đây là một thứ tai họa rất đáng sợ, nó khiến mọi người đều nơm nớp lo âu. Rất nhiều người ở thành phố San Francisco lo sợ sẽ có nạn động đất xảy ra. Thế nhưng, chẳng có cách gì tiêu diệt được các tai ương này bởi vì đó là do nghiệp chướng của chúng sanh chiêu cảm mà ra!
Nói đến “nghiệp” thì chỉ có Phật giáo mới có thể giải thích một cách tường tận về nguồn gốc, đạo lý của tướng nghiệp mà thôi. Do đó, chúng ta cần phải phát tâm xuất gia, nghiên cứu Phật Pháp; phải hiểu rõ Phật Pháp thì mới có thể chẩn cứu toàn thể nhân loại, thật sự cứu vớt nhân loại ra khỏi cảnh nước sôi lửa bỏng được. Chúng ta phát tâm xuất gia là để nghiên cứu đạo lý của Phật giáo, dùng tinh thần từ bi vĩ đại của Phật giáo mà dấn thân cứu độ tất cả chúng sanh, khiến cho mọi tai ương trên thế giới đều vô hình trung bị tiêu diệt. Cho nên, bây giờ chúng ta cần phải phát tâm buông bỏ các pháp của thế gian để nghiên cứu pháp xuất thế gian.
Trong lúc cả vũ trụ người ta đang hỗ tương cạnh tranh, đua nhau sáng chế các lợi khí giết người để sát phạt nhau một cách điên cuồng, thì kỳ lạ thay, có những người lại muốn xuất gia, muốn học tập pháp môn không giết người! Có thể nói rằng sự kiện này sẽ làm cho toàn thể nhân loại trên khắp vũ trụ đều phải vô cùng kinh ngạc! Tôi hy vọng trong lúc nhân loại còn đang trong cơnkinh ngạc, thì quý vị đều có thể tỉnh ngộ, mọi người đều biết hồi quang phản chiếu, học tập pháp môn không giết người này.
Thế giới này là do tâm con người tạo thành. Con người có tâm hiếu sát, thích chém giết, thì cảthế giới này sẽ biến thành một bãi chiến trường—một thế giới của chiến tranh. Con người có lòng hiếu sanh, độ lượng, thì thế giới này sẽ biến thành một thế giới hòa bình, hạnh phúc. Thếnên, hiện nay có được những người Tây phương có thể giác ngộ trước, phát tâm học tập về tôn giáo, về pháp môn không hiếu sát, đối với hiện tại mà nói thì đây là một bước khởi đầu. Tôi hy vọng sau này, tất cả người Tây phương cũng như người Đông phương, đều sẽ sửa đổi tâm hiếu chiến thành tâm từ bi, từ bỏ tâm sân hận để đổi lấy tâm từ bi hỷ xả, và có thể cùng nhau nghiên cứu đạo Phật. Đây đối với người Tây phương chỉ là mở đầu của sự giác ngộ; mong rằng trong tương lai chúng ta có thể chuyển hóa các vị tổng thống của phương Tây trở thành những vịtổng thống ủng hộ Phật giáo!
Bây giờ tôi sẽ công bố tên của những người Tây phương xuất gia (tại Chùa Kim Sơn Thánh Tự).
Người thứ nhất tên là Quả Tiền, tự là Hằng Khiêm. Trước đây, khi chưa xuất gia, chú ấy cho rằng thế giới này không có gì đáng trân trọng, và đã sống như một khách nhàn du, chu du đây đó, không có gia đình để trở về. Thế nhưng, bây giờ gặp được Phật Pháp rồi, chú bèn lấy chốn xuất gia làm chỗ nương tựa để quay về.
Người thứ hai tên là Quả Ninh, tự là Hằng Tịnh. Quả Ninh vốn cũng tự cho rằng đời người thật vô vị, chẳng có ý nghĩa gì cả. Về sau, khi nhân duyên đến, chú ấy đã gặp được Phật Pháp và biết được rằng chân lý chân chánh vốn nằm trong giáo lý đạo Phật, nên bèn xin xuất gia.
Người thứ ba tên là Quả Hiện, tự là Hằng Thọ. Quả Hiện là một thanh niên trẻ tuổi cũng rất khác người. Chú ấy có ý muốn nghiên cứu về chân lý của nhân sinh, muốn tìm hiểu nơi quay vềrốt ráo, cùng vấn đề sanh tử, cho nên chú đã xuất gia.
Người thứ tư tên là Quả Dật, tự là Hằng Ẩn. Cô thanh nữ này trước kia cũng có ý tưởng muốn chân chánh thấu hiểu về vấn đề nhân sinh, nay gặp được Phật Pháp mới biết rằng đây chính là những gì đáng cho con người nghiên cứu tìm hiểu, cho nên cô đã xuất gia tu hành.
Người thứ năm tên là Quả Tu, tự là Hằng Trì. Quả Tu vốn đã nhận thức rất rõ ràng về thế giới này, cô ta đã có được cái nhìn thấu suốt và đã có thể buông bỏ hết mọi thứ, một lòng tha thiết muốn tu Đạo. Cô ta có nói mấy câu như sau:
Quả tất năng đắc,Tu chư phúc đức,Hằng niệm Định, Huệ,Trì Giới thành Phật.
(Quả sẽ đắc được,Tu mọi phước đức,Hằng nhớ Định, Huệ,Trì Giới thành Phật.)
Bốn câu này là do chính Quả Tu sáng tác, rất có ý nghĩa.
Trên đây chỉ là sơ lược về nhân duyên xuất gia của năm Phật tử người Tây phương; nếu muốn kểchi tiết e rằng phải cần nhiều thời gian mới nói hết được!
Nguồn : Dharmasite.Net
No comments:
Post a Comment