...

Trang Pháp Âm HT Tuyên Hóa


Trang Pháp Âm - Khai Thị - Giảng Kinh của HT Tuyên Hóa , Nhấn vào đây để vào trang chủ

Sunday, 9 May 2010

PHẬT CẮT THỊT NUÔI CHIM ƯNG

Trời quang xanh ngắt một màu, ánh nắng mặt trời chiếu sáng khắp muôn nơi, cảnh vật tươi vui nhộn nhịp như thu hút và hấp dẫn lòng người. Đức Phật bước từng bước thong dong trong chánh niệm từ từ tiến vào rừng. Ngài bất chợt bắt gặp một con chim ưng đang rượt đuổi một chú bồ câu trắng. Chim bồ câu nguy hiểm vạn phần. Nhìn thấy Phật đi qua, chim ta vội vàng sà vào lòng đức Phật để lánh nạn. Đức Phật với tâm từ đã bảo vệ cho chim bồ câu.
Chim ưng liền sà cánh đậu trên một cành cây liền than: 


- Ngài muốn cứu nó, sao lại để tôi bị đói mà chết, hành động như thế là quá nhẫn tâm độc ác rồi!
Đức Phật với lòng từ liền hỏi:
- Con muốn làm dịu đi cơn đói bằng thức ăn gì? Ta sẽ cho con ăn!
Chim ưng liền đáp:
- Tôi chỉ muốn ăn thịt thôi!
Đức Phật liền rút ra một con dao, sau đó cắt thịt trên cánh tay mình một cách điềm tĩnh rồi đưa cho chim ưng. Song chim ưng lại cho rằng thịt của Ngài quá ít. Vì thế, Ngài lại cắt thêm thịt. Càng cắt bao nhiêu thịt lại giảm dần bấy nhiêu. Chẳng bao lâu, thịt trên tay của Ngài đã cắt sạch nhưng số thịt đã cắt vẫn không thể sánh bằng với sức nặng của thịt chim bồ câu. Thấy thế, chim ưng mới hỏi đức Phật có hối hận về việc mình làm hay không, đức Phật đáp:
- Ta không có một mảy may ý niệm hối hận nào về việc mình đang làm, vì phát nguyện rộng lớn cứu độ tất cả chúng sinh, sao ta lại có thể tiếc nuối gì một chút thịt trên cánh tay của tấm thân tạm bợ này? Nếu lời nói của Ta thật sự xuất phát từ nội tâm chí thành thì tất cả thịt mà ta đã cắt sẽ trở lại và lành như trước!
Quả nhiên, lời phát nguyện của đức Phật vừa dứt thì tự nhiên thịt trên cánh tay của Ngài trở lại bình thường. Ngay lập tức, chim ưng hiện nguyên hình là Thiên Đế liền bay lên không trung, hướng về đức Phật thi lễ, tán thán ca ngợi rồi biến mất.
Công hạnh dùng dao cắt thịt cánh tay tặng chim ưng đỡ lòng trong khi đói đại từ đại bi của đức Phật, chẳng bao lâu được truyền tụng khắp mọi nơi, người người nghe được đều xưng tụng hết lời.

1 comment:

  1. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete