Tâm từ bi
Có thầy Tỳ kheo đến khất thực tại một nhà kia và được mời vào nhà ngồi một mình. Chủ nhân tiếp chuyện, tay có đeo chiếc nhẫn đã vô ý đánh rơi. Lúc ấy, có con ngỗng đi ngang nuốt vào bụng. Vị Tỳ kheo nhìn thấy nhưng không nói gì. Lúc sau, người chủ mới biết mất chiếc nhẫn bèn lên tiếng tìm hỏi. Vị Tỳ kheo im lặng không đáp. Người chủ sinh nghi hỏi dồn nhưng vị Tỳ kheo vẫn im lặng. Không thể nén lòng tức giận, người chủ mắng chửi và đánh đập nhưng vị Tỳ kheo vẫn cam chịu không nói một lời gì. Lúc ấy, có người nhà chạy lên thưa với người chủ rằng: “Không biết vì sao con ngỗng của nhà tự nhiên ngã chết ngoài sân kia”. Nghe lời nói xong vị Tỳ kheo mới thong thả trả lời: “Khi nãy tôi thấy con ngỗng nuốt chiếc nhẫn”. Người chủ liền bảo người nhà đem mổ bụng con ngỗng thì tìm được chiếc nhẫn.
Người chủ hối hận liền thưa với vị Tỳ kheo: “Sao hồi nãy khi con hỏi, thầy lại không nói ngay cho con biết để đến nỗi con sinh nghi, xúc phạm đến danh thể của thầy?”.
Vị Tỳ kheo đáp: “Tín chủ nghi cũng phải, nhưng nếu ta nói ngay thì con ngỗng sẽ bị tín chủ giết vì lời nói ấy. Việc đó ta không bao giờ dám làm, dẫu có hại đến tánh mạng cũng vậy” .
Lời bàn: Qua câu chuyện trên, chúng ta có suy nghĩ gì về lòng từ bi của đạo Phật? Phật dạy chúng ta hãy phát tâm Bồ tát lợi mình, lợi người. Trước hết, phải có tâm từ bi không chỉ đối với con người mà còn với tất cả mọi loài. Tâm từ bi có thể đem đến cho tất cả chúng sinh mọi sự yên ổn, cả tinh thần lẫn vật chất. Nếu có tâm từ bi thì đối với mọi chúng sinh, ta không nỡ hại và chính do tâm từ này, ta sẽ không bao giờ nóng giận. Hơn thế nữa, do từ bi mà ta chỉ thấy đức tính trong sạch của người chứ không bao giờ moi móc lỗi lầm của họ. Tâm từ bi cũng là một phương tiện quý báu nhất giúp chúng ta diệt đi cái nhìn thiên lệch theo thói thường của phàm phu. Nó có tác dụng chuyển hóa rất nhiều quan điểm sống, giúp chúng ta nhận thức toàn diện về cuộc sống, hạnh phúc và khổ đau. Tâm từ bi như là một phương thức nhắc nhở chúng ta hãy thường xuyên chống lại thói ích kỷ và phân biệt dấy khởi trong tâm mình.
Lại nữa, tình cảm của chúng ta đối với nhiều người khác thường tùy thuộc nhiều vào hoàn cảnh của họ. Đa số người ta khi nhìn thấy kẻ tàn tật đều cảm thông nhưng khi thấy người giàu, học thức hoặc có địa vị cao hơn mình, ta sẽ cảm thấy ganh tỵ và cạnh tranh cùng họ. Lúc ấy, lòng từ bi sẽ ngăn không cho ta nhìn thấy sự giống nhau, khác nhau giữa mình và người khác. Tâm từ bi sẽ giúp chúng ta khởi lên ý niệm rằng ai cũng như ta. Dù may, dù rủi, dù xa, dù gần họ cũng đều mong hạnh phúc và tránh khổ đau. Cũng chính do tâm từ bi mà khiến cho chúng ta có thể thương yêu tất cả mọi chúng sinh, không thể nhẫn tâm làm hại bất cứ một sinh vật nào. Lúc nào, chúng ta cũng muốn san sớt những khổ đau cho người khác và nguyện hành trì không nhàm chán, không bao giờ từ bỏ một việc thiện nào dù là việc nhỏ. Nếu ai thực hiện tâm từ bi được như vậy thì mới là người Phật tử chơn chánh theo như lời Phật dạy.
Có thầy Tỳ kheo đến khất thực tại một nhà kia và được mời vào nhà ngồi một mình. Chủ nhân tiếp chuyện, tay có đeo chiếc nhẫn đã vô ý đánh rơi. Lúc ấy, có con ngỗng đi ngang nuốt vào bụng. Vị Tỳ kheo nhìn thấy nhưng không nói gì. Lúc sau, người chủ mới biết mất chiếc nhẫn bèn lên tiếng tìm hỏi. Vị Tỳ kheo im lặng không đáp. Người chủ sinh nghi hỏi dồn nhưng vị Tỳ kheo vẫn im lặng. Không thể nén lòng tức giận, người chủ mắng chửi và đánh đập nhưng vị Tỳ kheo vẫn cam chịu không nói một lời gì. Lúc ấy, có người nhà chạy lên thưa với người chủ rằng: “Không biết vì sao con ngỗng của nhà tự nhiên ngã chết ngoài sân kia”. Nghe lời nói xong vị Tỳ kheo mới thong thả trả lời: “Khi nãy tôi thấy con ngỗng nuốt chiếc nhẫn”. Người chủ liền bảo người nhà đem mổ bụng con ngỗng thì tìm được chiếc nhẫn.
Người chủ hối hận liền thưa với vị Tỳ kheo: “Sao hồi nãy khi con hỏi, thầy lại không nói ngay cho con biết để đến nỗi con sinh nghi, xúc phạm đến danh thể của thầy?”.
Vị Tỳ kheo đáp: “Tín chủ nghi cũng phải, nhưng nếu ta nói ngay thì con ngỗng sẽ bị tín chủ giết vì lời nói ấy. Việc đó ta không bao giờ dám làm, dẫu có hại đến tánh mạng cũng vậy” .
Lời bàn: Qua câu chuyện trên, chúng ta có suy nghĩ gì về lòng từ bi của đạo Phật? Phật dạy chúng ta hãy phát tâm Bồ tát lợi mình, lợi người. Trước hết, phải có tâm từ bi không chỉ đối với con người mà còn với tất cả mọi loài. Tâm từ bi có thể đem đến cho tất cả chúng sinh mọi sự yên ổn, cả tinh thần lẫn vật chất. Nếu có tâm từ bi thì đối với mọi chúng sinh, ta không nỡ hại và chính do tâm từ này, ta sẽ không bao giờ nóng giận. Hơn thế nữa, do từ bi mà ta chỉ thấy đức tính trong sạch của người chứ không bao giờ moi móc lỗi lầm của họ. Tâm từ bi cũng là một phương tiện quý báu nhất giúp chúng ta diệt đi cái nhìn thiên lệch theo thói thường của phàm phu. Nó có tác dụng chuyển hóa rất nhiều quan điểm sống, giúp chúng ta nhận thức toàn diện về cuộc sống, hạnh phúc và khổ đau. Tâm từ bi như là một phương thức nhắc nhở chúng ta hãy thường xuyên chống lại thói ích kỷ và phân biệt dấy khởi trong tâm mình.
Lại nữa, tình cảm của chúng ta đối với nhiều người khác thường tùy thuộc nhiều vào hoàn cảnh của họ. Đa số người ta khi nhìn thấy kẻ tàn tật đều cảm thông nhưng khi thấy người giàu, học thức hoặc có địa vị cao hơn mình, ta sẽ cảm thấy ganh tỵ và cạnh tranh cùng họ. Lúc ấy, lòng từ bi sẽ ngăn không cho ta nhìn thấy sự giống nhau, khác nhau giữa mình và người khác. Tâm từ bi sẽ giúp chúng ta khởi lên ý niệm rằng ai cũng như ta. Dù may, dù rủi, dù xa, dù gần họ cũng đều mong hạnh phúc và tránh khổ đau. Cũng chính do tâm từ bi mà khiến cho chúng ta có thể thương yêu tất cả mọi chúng sinh, không thể nhẫn tâm làm hại bất cứ một sinh vật nào. Lúc nào, chúng ta cũng muốn san sớt những khổ đau cho người khác và nguyện hành trì không nhàm chán, không bao giờ từ bỏ một việc thiện nào dù là việc nhỏ. Nếu ai thực hiện tâm từ bi được như vậy thì mới là người Phật tử chơn chánh theo như lời Phật dạy.
http://chuahoangphap.com.vn/
No comments:
Post a Comment