...

Trang Pháp Âm HT Tuyên Hóa


Trang Pháp Âm - Khai Thị - Giảng Kinh của HT Tuyên Hóa , Nhấn vào đây để vào trang chủ

Thursday 17 June 2010

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỜI NGƯỜI


MỤC ĐÍCH CỦA ĐỜI NGƯỜI
SCROLL DOWN TO SEE THE ENGLISH VERSION

Tác giả Lama Zopa Rinpoche (trái) và Đức Đạt Lai Lạt Ma (phải)


Như tôi đã nói trong một Pháp thoại trước đây, bạn nên hiểu rõ

ý nghĩa của đời bạn, lý do bạn sống, mục đích của việc đã nhận

được thân người quý báu vào lúc này, đặc biệt là sự tái sinh làm

người cao quý này với tám sự tự do và mười điều thuận lợi –

bạn nên hiểu rõ điều này, không chỉ một cách trí thức mà còn

hiểu thật sâu xa khiến bạn chuyển hóa thái độ của bạn một

cách thích đáng và sống cuộc đời bạn trong sự hòa hợp với mục

đích đó. Mục đích đó là gì? Đó là sống cuộc đời bạn để làm lợi

lạc những người khác.


Như thế, lòng bi mẫn là sự thiền định hay thực hành quan

trọng nhất mà bạn có thể làm. Mặc dù những giáo lý của Đức

Phật nói về hàng tỉ cách thiền định hay thực hành khác nhau mà

bạn có thể trải cả cuộc đời mình để thực hành, nhưng đây chính

là điều quan trọng nhất - làm lợi lạc người khác, sống cuộc đời

bạn với một thái độ bi mẫn đối với người khác. Đây là mục đích

thực sự của cuộc đời, là ý nghĩa của cuộc đời.



Cho dù bạn chỉ có một giờ để sống, một phút để sống, mục

đích của cuộc đời vẫn là sống vì sự lợi lạc của người khác, với

một trái tim tốt lành, với lòng bi mẫn đối với người khác. Cho

dù bạn chỉ có một phút để sống, chỉ còn lại một phút của thân

người quý báu này, điều quan trọng nhất mà bạn có thể thực

hành là lòng bi mẫn; ngoài ra không có gì khác.


Cũng hoàn toàn giống như thế nếu bạn có một trăm năm để

sống, một ngàn năm, thậm chí một kiếp để sống. Để hoàn

thành mục đích của cuộc đời bạn, bạn vẫn phải sống với lòng bi
'
mẫn đối với những người khác, vì sự lợi lạc của những người

khác.


Nếu bạn đang vui hưởng một cuộc đời hạnh phúc, đang kinh

nghiệm lạc thú, thì để cuộc đời bạn không trống rỗng, trở nên

lợi lạc, hữu ích cho những người khác, bạn nên thực hành lòng

bi mẫn, sống cuộc đời bạn để làm lợi ích cho người khác. Nếu

đời bạn không hạnh phúc, nếu bạn đang kinh nghiệm những

vấn đề trong mối quan hệ, nếu bạn bị ung thư hay bệnh AIDS,

nếu bạn tuyệt vọng, nếu đời bạn không thoải mái, cho dù bạn

đang gặp đến hàng trăm hay hàng ngàn vấn đề – sức khỏe,

mối quan hệ, những vấn đề liên quan tới việc làm – như thể

bạn đang chết đuối trong vũng lầy của những vấn đề, bạn cũng

nên thực hành lòng bi mẫn đối với những người khác. Nếu bạn

có thể thực hành lòng bi mẫn vào những thời điểm như thế thì

bạn vẫn làm cho cuộc đời bạn có ý nghĩa, lợi lạc cho người

khác, hữu ích cho người khác, và nhờ đó – bằng cách làm lợi

lạc cho người khác – bạn sẽ thường xuyên làm cuộc đời bạn

mang lại lợi lạc cho bản thân bạn. Yêu thương người khác là

cách thức tốt đẹp nhất để yêu thương bản thân bạn.


Yêu thương người khác có nghĩa là bạn đừng làm hại người

khác, và không làm hại người khác là không làm hại bản thân

bạn. Ngay cả trong phạm vi của sự bảo vệ, đây là cách tốt đẹp

nhất để bảo vệ cuộc đời bạn. Cũng giống như thế, khi bạn làm

cho người khác hạnh phúc, bạn mang lại hạnh phúc cho chính

bạn. Nghiệp được tạo nên nhờ làm cho người khác hạnh phúc

cũng làm cho bạn kinh nghiệm sự hạnh phúc; đó là loại nghiệp

dẫn tới hạnh phúc. Cho dù bạn không mong muốn hạnh phúc

nhưng một khi bạn đã tạo nên nguyên nhân của nó thì nó chính

là kết quả.


Nếu bạn trồng một hạt giống trên mặt đất và hội đủ mọi điều

kiện (duyên), chẳng hạn như đất, nước và nhiệt độ toàn hảo –

mọi sự đều hội tụ và không có những trở ngại nào – thì cho dù

bạn có cầu nguyện nhiều tới đâu để cây đừng mọc lên, nhưng

nó vẫn sẽ phát triển. Chắc chắn là nó sẽ mọc lên bởi hạt giống

được gieo trồng trên mặt đất đã gặp được mọi điều kiện cần

thiết để phát triển; nhân và duyên đã gặp gỡ. Bởi nó là một sự

duyên sinh nên việc bông hoa hay trái cây đó sẽ mọc lên là điều

không thể tránh khỏi, cho dù bạn có cầu nguyện nhiều tới đâu

để nó không mọc.


Tương tự như thế, nếu bạn sống cuộc đời hàng ngày của bạn

với lòng bi mẫn, mang lại thật nhiều hạnh phúc cho người khác

trong khả năng của bạn, thì kết quả tự nhiên là bản thân bạn sẽ

kinh nghiệm hạnh phúc, bây giờ và trong tương lai – đó là kết

quả tức thì là sự an bình trong tâm trong đời này và kết quả dài

hạn là hạnh phúc trong tất cả những đời sau của bạn. Tất cả

những điều này là kết quả chắc chắn của việc mang lại hạnh

phúc và lợi lạc cho người khác.


Như vậy, bạn sẽ thâu hoạch được rất nhiều khi thương yêu

người khác, quan tâm tới những chúng sinh khác như bạn làm

cho bản thân bạn. Dù họ là những côn trùng hay con người thì

họ cũng là những sinh loài giống như bạn – ước mong hạnh

phúc và không mong muốn đau khổ. Giống như bạn cần tới sự

giúp đỡ của người khác để giải trừ những vấn đề thì họ cũng

cần điều đó. Giống như hạnh phúc của bạn tùy thuộc vào

những người khác, hạnh phúc của họ cũng thế. Không chỉ có

con người, mà cả đến những côn trùng cũng cần tới sự giúp đỡ

của bạn. Việc họ giải thoát khỏi những vấn đề thì tùy thuộc vào

bạn; hạnh phúc của họ tùy thuộc vào bạn.


Tại sao việc thương yêu người khác, quan tâm tới người khác

như bạn làm cho bản thân bạn, không làm hại mà làm lợi lạc

cho họ, lại là phương cách tốt đẹp nhất để chăm sóc bản thân

bạn, quan tâm tới bản thân bạn? Đó là nhờ có một trái tim tốt

lành, sự thương yêu người khác, làm lợi lạc người khác mà mọi

ước muốn của riêng bạn đều được hoàn tất.


Nói chung, trong thế giới, khi những người khác nhìn thấy một

người thiện tâm, có bản tánh bi mẫn, từ ái, họ nhận được

những sự rung động tốt lành, một cảm xúc tích cực từ người

đó. Ngay cả những người không quen biết gặp người đó trên

đường, trong máy bay, trong các văn phòng hay cửa hàng, thì

chỉ cái nhìn của người đó cũng đủ làm cho họ sung sướng, mỉm

cười và muốn được trò chuyện. Do bởi trái tim tốt lành, những

rung động tốt lành, cảm xúc tích cực của bạn, bạn làm cho

người khác hạnh phúc. Ngay cả những biểu lộ trên khuôn mặt

họ cũng thay đổi phản ánh trải nghiệm bất kỳ vấn đề gì thì

những người khác cũng vẫn giúp đỡ bạn.


Khi bạn có một trái tim tốt lành đối với những người khác, tất

cả những ước muốn hạnh phúc của riêng bạn đều được đáp

ứng một cách ngẫu nhiên. Giống như một Bồ Tát, mặc dù động

lực của bạn chỉ là hạnh phúc của người khác và bạn không

trông chờ gì hạnh phúc của bản thân bạn, cho dù mọi sự bạn

làm trong hai mươi bốn giờ đồng hồ một ngày được đặc biệt

hồi hướng cho hạnh phúc của những người khác mà không có

một niệm tưởng nào về hạnh phúc của riêng bạn, thì bản thân

bạn cũng sẽ kinh nghiệm mọi điều hạnh phúc.


Nhờ sự chứng ngộ Bồ Đề tâm, những thánh nhân - những vị Bồ

Tát – sẽ hoàn toàn từ bỏ bản thân mình vì người khác. Các ngài

không nghĩ tưởng gì về hạnh phúc của riêng mình mà thay vào

đó dùng mỗi giây phút để tìm kiếm hạnh phúc cho những

người khác. Như thế điều gì sẽ xảy ra? Với Bồ Đề tâm, các ngài

có thể phát triển trí tuệ tối thượng nhận ra bản tánh đích thực

của cái tôi – bản ngã và những uẩn, sự kết hợp của thân và tâm

là căn bản của cái được quy gán cho là cái tôi – và mọi hiện

tượng khác.


Nhờ phát triển Bồ Đề tâm và trí tuệ tối thượng, các ngài có thể

tiệt trừ mọi lỗi lầm của tâm thức, nguyên nhân của mọi đau

khổ – những ô nhiễm thô sơ, những lầm lạc của tham, sân và

si, và những ô nhiễm vi tế, là những gì có tính chất của những

dấu vết để lại trong dòng tương tục của tâm thức do những mê

lầm.


Như vậy, đây là điểm đặc biệt của Bồ Đề tâm, bởi với sự hỗ trợ

của nó, bạn có thể phát triển không chỉ trí tuệ chứng ngộ tánh

Không mà còn có thể ngăn cản những ô nhiễm vi tế và nhờ đó

trở nên hoàn toàn giác ngộ, đạt được trạng thái toàn trí, tâm

toàn giác, thấu suốt trực tiếp và không chút lỗi lầm, không chỉ

nghiệp thô nặng mà cả mỗi nghiệp vi tế duy nhất của từng

người trong vô số chúng sinh. Bạn sẽ nhận ra mọi đặc tính dị

biệt, những ước muốn và mức độ thông tuệ của họ; thấu hiểu

từng phương pháp độc nhất thích hợp với tâm thức của tất cả n

hững chúng sinh khác biệt này vào những lúc khác nhau; và

khám phá phương pháp thích ứng phù hợp với tâm của mỗi cá

nhân chúng sinh vào những thời điểm khác nhau để dẫn dắt

chúng sinh đó từ hạnh phúc này sang hạnh phúc khác, bằng đủ

mọi cách để đạt được giác ngộ.


Như thế, Bồ Đề tâm khiến cho trí tuệ của bạn hoạt động khiến

nó có thể chiến thắng ngay cả những ô nhiễm vi tế, làm cho

tâm bạn hoàn toàn giác ngộ.


Theo cách này, Bồ Đề tâm khiến bạn trở thành một người

đường hoàn toàn có phẩm tính, một bậc giác ngộ toàn hảo, và

nhờ đó giải thoát vô số chúng sinh khỏi luân hồi sinh tử, đại

dương của đau khổ, và mang họ tới hạnh phúc vô song của sự

Toàn Giác.


Như thế sự thành tựu mọi phẩm tính giác ngộ vô biên này xuất

phát từ đâu? Ngay cả những Bồ Tát Thập Địa cũng có những

phẩm tính khó tin, không thể nghĩ bàn. Ngay một Bồ Tát Sơ Địa

cũng có thể thiền định trong hàng trăm cách tập trung khác

nhau, đi tới hàng trăm cõi tịnh độ khác nhau, khám phá cho

chúng sinh hàng trăm giáo lý khác nhau. Tôi không nhớ chính

xác, nhưng có khoảng mười một điều khác nhau trong đó các

ngài có thể làm hàng trăm việc. Một Bồ Tát Nhị Địa có thể thực

hiện một ngàn thiền định tập trung khác nhau, đi tới một ngàn

cõi tịnh độ, khám phá một ngàn giáo lý khác nhau cho chúng

sinh và v.v.. Cũng giống như thế, bởi các ngài tiến bộ càng lúc

càng cao hơn qua các cấp độ (địa), các ngài thành tựu càng lúc

càng nhiều hơn những phẩm tính không thể nghĩ bàn mà với

chúng các ngài có thể làm lợi ích chúng sinh. Tôi không nhớ

những thuật ngữ để chỉ địa thứ chín và thứ mười nhưng chư vị

Bồ Tát sở hữu vô số phẩm tính không thể nghĩ bàn như thế.


Tất cả những phẩm tính không thể nghĩ bàn này của con đường

Bồ Tát, tất cả những phẩm tính vô biên của thân linh thánh,

ngữ linh thánh và tâm linh thánh của Đức Phật xuất phát từ cội

gốc là sự từ bỏ bản ngã và tư tưởng tìm kiếm hạnh phúc cho

riêng mình, và sự phát triển trái tim tốt lành, tư tưởng chỉ tìm

kiếm hạnh phúc cho chúng sinh. Tất cả mọi phẩm tính đó xuất

phát từ cội gốc này. Mọi phẩm tính tốt lành vô biên của Đức

Phật, của Pháp, con đường của Bồ Tát, và của Tăng, những bậc

thánh và thậm chí những Bồ Tát bình thường, đều xuất phát từ

tư tưởng quý báu phi thường, Bồ Đề tâm như ý – sự từ bỏ bản

ngã và tâm quy-ngã, và sự phát triển lòng yêu thương chỉ dành

cho người khác. Tất cả những phẩm tính đó đều xuất phát từ tư

tưởng này.


Những bậc có thể làm được điều này chứng ngộ sự thành tựu

tuyệt hảo nhất. Các ngài từ bỏ bản ngã, từ bỏ cái tôi, nhưng các

ngài đạt được sự thành tựu tuyệt hảo, thành công vĩ đại nhất.

Các ngài không chỉ tìm ra sự giải thoát vĩnh cửu khỏi chu kỳ của

sự chết và tái sinh và mọi vấn đề mà nó mang lại, chẳng hạn

như sự tái sinh, sự già, bệnh, những vấn đề thuộc cảm xúc và

mọi khó khăn khác của cuộc sống mà chúng ta kinh nghiệm,

mà các ngài cũng đạt được sự giải thoát vĩnh cửu, sự tự do vĩnh

cửu, hạnh phúc vĩnh cửu cho bản thân mình, và có thể mang lại

hạnh phúc bao la như bầu trời cho vô số chúng sinh. Tất cả

những điều này xuất phát từ cội gốc là Bồ Đề tâm, tâm linh

thánh cao quý nhất, sự từ bỏ cái tôi, sự thương yêu người khác.


Chúng ta có thể hiểu được điều này chân thật ra sao bằng cách

đọc những bản văn thuật lại những câu chuyện tiền thân của

Đức Phật và cuộc đời của những Bồ Tát khác, nhưng ta cũng có

thể thấu hiểu một trái tim tốt lành thì như ý ra sao đối với hạnh

phúc của bạn từ những gương mẫu của những cuộc đời bình

thường của những con người bình thường trong thế giới –

những người mà tâm họ bi mẫn hơn trong bản chất ra sao,

những người có thiện tâm, có những đời sống thoải mái hơn.


Chẳng hạn như, nếu bạn đang kinh nghiệm những vấn đề sức

khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư và v.v.., nhưng

bạn có một trái tim tốt lành, tâm bạn sẽ hạnh phúc và an bình

bởi mối quan tâm chính không phải là cho bản thân bạn mà là

cho người khác; mối quan tâm của bạn được dành cho chúng

sinh. Nhờ đó tâm bạn được an bình. Cho dù bạn đang hấp hối

tâm bạn không bị xáo trộn vì mối quan tâm của bạn là

dành cho người khác chứ không phải cho bạn. Ngay cả vào lúc

cuối đời bạn, giây phút chấm dứt đời người của bạn, kinh

nghiệm của bạn về sự chết là một kinh nghiệm hạnh phúc bởi

thái độ của bạn là thái độ quan tâm tới người khác, chứ không

phải cho cái ta, không phải là tâm thức tự yêu thương mình,

tâm quy-ngã.


Mặc dù các sự việc không tiến triển với bạn, bạn gặp nhiều trở

ngại, cuộc đời bạn gặp rắc rối, nhưng tất cả những điều này

không làm bạn lo lắng, tâm bạn không bị quấy nhiễu, luôn luôn

vui vẻ và an bình, bởi ưu tiên hàng đầu trong đời bạn là hạnh

phúc của những người khác. Điều bạn quan tâm nhất là người

khác, chứ không phải bản thân bạn. Đó là mục đích của bạn.

Thái độ này mang lại rất nhiều an bình và hạnh phúc cho đời

sống hàng ngày của bạn, đem lại cho bạn rất nhiều sự hài lòng.

Mặc dù những người khác gây nên cho bạn những vấn đề, làm

phiền bạn, nhưng nó không gây rắc rối cho bạn; tâm bạn vẫn

an bình và hạnh phúc.


Đặc biệt là với một trái tim tốt lành, lòng bi mẫn đối với người

khác, bất kỳ khi nào một vấn đề xuất hiện bạn cũng kinh

nghiệm nó vì người khác, nhân danh chúng sinh khác. Nếu bạn

kinh nghiệm hạnh phúc, bạn kinh nghiệm nó cho người khác.

Nếu bạn vui hưởng một đời sống xa hoa, bạn hồi hướng nó cho

người khác. Và nếu bạn trải nghiệm một vấn đề, bạn trải

nghiệm nó cho người khác – để người khác thoát khỏi những

vấn đề và có mọi hạnh phúc cho tới sự Giác ngộ, sự an bình và

hỉ lạc hoàn toàn viên mãn. Khi ước muốn những người khác có

mọi hạnh phúc, bạn kinh nghiệm những vấn đề nhân danh họ.


Điều đó đem lại cho bạn sự hài lòng và hoàn thành thật phi

thường, nhưng không chỉ có thế. Nếu bạn có thái độ đó, cho dù

bạn trải nghiệm bao nhiêu vấn đề chăng nữa, khi bạn gặp mỗi

vấn đề bạn có cảm tưởng như bạn đã khám phá một kho tàng

quý báu. Bạn coi nó như một cơ hội phi thường để hồi hướng

bản thân bạn cho người khác; một dịp may to lớn để trải

nghiệm những đau khổ của người khác, giống như chư vị Bồ

Tát thực hiện, giống như Đức Phật đã làm, giống như Đức

Jesus Christ đã làm để nhận vào mình những đau khổ của

người khác.


Mặc dù những người khác có thể thấy vấn đề đó không thể chịu

đựng nổi, nhưng đối với bạn, là người có thái độ này, thì nó

không là một điều thật phiền nhiễu, bạn không thấy nó đặc biệt

khó khăn, hầu như bạn rất thoải mái về điều đó – do bởi trái

tim tốt lành và thái độ thuần tịnh của bạn đối với cuộc đời.Điều

này làm cho toàn bộ cuộc đời của bạn trở nên thật thoải mái,

thật hạnh phúc.


Trái tim bạn không trống rỗng, không rỗng tuếch, nhưng tràn

ngập sự hài lòng, đầy ắp niềm vui. Theo cách này, cho dù bạn

gặp nhiều khó khăn nhưng bạn sống cuộc đời bạn với niềm vui.

Bạn vui hưởng những vấn đề; thậm chí bạn vui hưởng cái chết

của bạn. Cho dù điều gì xảy ra thì bạn cũng vui hưởng nó với

Bồ Đề tâm, tư tưởng thương yêu người khác. Những gì mà

người bình thường có thể thấy là không đáng ao ước thì người

có trái tim tốt lành, có thái độ yêu thương người khác lại thấy là

đáng ao ước bởi người ấy có thể làm cho những vấn đề trở nên

lợi lạc cho người khác. Người có trái tim tốt lành, có tâm bi

mẫn, tư tưởng thương yêu người khác, thái độ Bồ Đề tâm, sẽ

làm cho vấn đề trở nên hữu ích, lợi lạc cho người khác. Theo

cách này, kinh nghiệm về những vấn đề của người này trở

thành một nguyên nhân của hạnh phúc của tất cả chúng sinh –

không chỉ hạnh phúc nhất thời mà là hạnh phúc của sự Giác

ngộ viên mãn, tối thượng. Bồ Đề tâm làm cho kinh nghiệm về

những vấn đề của người ấy trở thành một nguyên nhân cho

hạnh phúc của mọi sinh loài. Làm cách nào? Bằng cách chuyển

hóa những vấn đề thành con đường dẫn tới Giác ngộ.


Trích @: http://www.thuvienhoasen.org/bodetamvalongbiman.htm


BỒ ĐỀ TÂM VÀ LÒNG BI MẪN
Lama Zopa Rinpoche – Thanh Liên Việt dịch
-----------------------------------------------------------------------------------

THE PURPOSE OF BEING HUMAN - COMPASSION IS THE MOST IMPORTANT MEDITATION

As I mentioned in an earlier talk, you should know the meaning of your life, the reason you are alive, the purpose of having taken this precious human body at this time, especially this perfect human rebirth, which has eight freedoms and ten richnesses—you should know this, not just intellectually but deeply, so that you transform your attitude accordingly and live your life in harmony with that purpose. What is that? It is living your life for the benefit of others.

Therefore, compassion is the most important meditation, or practice, you can do. Even though the Buddha’s teachings talk about billions of different meditations, or practices, that you could spend your life doing, this is the most important—benefiting others; living your life with an attitude of compassion for others. This is the real purpose of life, the meaning of life.

If even you have only an hour to live, a minute to live, the purpose of life is still to live for the benefit of others, with a good heart, with compassion for others. Even if you have only a minute to live, only a minute of this precious human body left, the most important thing you can practice is compassion; nothing else.

The same thing would be true were you to have a hundred years to live, a thousand years to live, even an eon to live. To fulfill your life’s purpose, you would still have to live with compassion for others, for the benefit of others.

If you are enjoying a happy life, experiencing pleasure, in order for your life not to be empty, to be beneficial, useful, for others, you should practice compassion, live your life for the benefit of others. If your life is unhappy, if you are experiencing relationship problems, if you have cancer or AIDS, if you are depressed, if your life is uncomfortable, even if you are encountering so many hundreds and hundreds of problems— health, relationship, job-related problems—that it seems as if you are drowning in a quagmire of problems, you should also practice compassion for others. If you can practice compassion at times like this, you will still be making your life meaningful, beneficial for others, useful for others, and therefore—by benefiting others—you will be constantly making your life beneficial for yourself. Cherishing others is the best way of cherishing yourself.

Cherishing others means that you don’t harm others, and not harming others is not harming yourself. Even in terms of protection, this is the best way to protect your life. Similarly, when you cause others to be happy, you bring happiness to yourself. The karma created by making others happy causes you to experience happiness too; that’s the kind of karma that results in happiness. Even if you don’t want happiness, once you have created its cause, that’s what results.

If you plant a seed in the ground and all the right conditions are present, such as perfect soil, water, and heat—everything is together and there are no obstacles—then no matter how much you pray for the plant not to grow, it will grow. It will definitely grow because the seed planted in the ground has met all the conditions necessary for growth; the cause and conditions have met. Since it is a dependent arising, it is inevitable that that flower or fruit will grow, no matter how much you pray for it not to.

Similarly, if you lead your everyday life with compassion, bringing as much happiness to others as you possibly can, the natural result will be for you yourself to experience happiness, both now and in the future— there’s the immediate effect of peace of mind in this life and the long-term effect of happiness in all your future lives. All this is the definite result of bringing happiness and benefit to others.

Therefore, there is much to be gained by cherishing others, taking care of other living beings as you do yourself. Whether they are insects or humans, they are living beings just like you—wanting happiness; not wanting suffering. Just as you need the help of others to eliminate problems, so do they. Just as your happiness depends on others, so does theirs. Not only humans, but also insects need your help. Their freedom from problems depends on you; their happiness depends on you.

Why is cherishing others, taking care of others as you do yourself, not harming but benefiting them, the best way of looking after yourself, taking care of yourself? Because it is through having a good heart, cherishing others, benefiting others, that all your own wishes get fulfilled.

In general, in the world, when others see a person who has a compassionate, loving nature, who is good-hearted, they get good vibrations, a positive feeling from that person. Even when strangers meet that person on the road, in airplanes, in offices or shops, just the sight of that person makes them happy, smile, want to talk. Because of your good heart, good vibrations, positive feeling, you make others happy. Even their facial expressions change to reflect their happy minds. Even if you aren’t experiencing any problems, others keep offering you help.

When you have a good heart towards others, all your wishes for your own happiness get fulfilled by the way. Even though your motivation, like that of a bodhisattva, is only the happiness of others and you have not a single expectation of happiness for yourself, even if everything you do, twenty-four hours a day, is exclusively dedicated to the happiness of others with not a thought for your own, you yourself will experience all happiness.

Because of their realization of bodhicitta, the attitude of those holy beings, the bodhisattvas, is such that they totally renounce themselves for others; they have no thought for their own happiness but instead spend every moment seeking the happiness of others. So what happens? With bodhicitta, they are able to develop the ultimate wisdom realizing the very nature of the I—the self and the aggregates, the association of body and mind that is the base that is labeled I—and all other phenomena.

Because of their bodhicitta and the ultimate wisdom they develop, they are able to eradicate all errors of mind, the cause of all suffering—both the gross defilements, the delusions of ignorance, attachment and aversion, and the subtle defilements, which are in the nature of imprints left on the mental continuum by the delusions.

This, then, is the special feature of bodhicitta, because with its support, you can develop not only the wisdom realizing emptiness but can also stop the subtle defilements and thus become fully awakened, attaining the state of omniscience, the fully enlightened mind, knowing directly and without a single mistake, not only the gross karma but also every single subtle karma of each of the numberless sentient beings; seeing all their different characteristics, wishes and levels of intelligence; knowing every single method that suits the minds of all these different sentient beings at different times; and revealing the appropriate method that suits the mind of each individual sentient being at different times in order to guide that being from happiness to happiness, all the way up to enlightenment.

Thus, bodhicitta allows your wisdom to function such that it can overcome even the subtle defilements, making your mind fully enlightened.

In this way, bodhicitta allows you to become a fully qualified guide, a perfectly enlightened being, and therefore to liberate numberless other sentient beings from samsara, the ocean of suffering, and bring them into the peerless happiness of full enlightenment.

So from where does this achievement of all those infinite enlightened qualities arise? Even the bodhisattvas on the ten levels (bhumis) have incredible, inconceivable qualities. Just a first level bodhisattva is able to meditate in hundreds of different concentrations, go to hundreds of different pure lands, reveal hundreds of different teachings to sentient beings. I don’t recall exactly, but there are about eleven different things of which they can do hundreds. Then a second level bodhisattva can do a thousand different concentrations, go to a thousand pure lands, reveal a thousand different teachings to sentient beings, and so forth. Like this, as they progress higher and higher through the levels, they achieve more and more inconceivable qualities with which they can benefit other sentient beings. I don’t remember the terms for the ninth and tenth levels, but the bodhisattvas there possess inconceivable numbers of such qualities.

All these incredible qualities of the bodhisattva path, all the infinite qualities of the buddha’s holy body, holy speech and holy mind, come from the root, renunciation of ego and the thought that seeks the happiness of oneself alone, and generation of the good heart, the thought that seeks the happiness of only other sentient beings. All those qualities come from this. All the infinite good qualities of the Buddha, of the Dharma, the bodhisattvas’ path, and of the Sangha, those arya and even ordinary bodhisattvas, come from the incredibly precious thought, the wish-fulfilling bodhicitta—renunciation of the ego and the self-centered mind and the development of cherishing only others. They all come from this.

Those who can do this realize the best possible achievement. They renounce the self, they renounce the I, but they gain the best achievement, the greatest success. Not only do they find liberation forever from the cycle of death and rebirth and all the problems it brings, such as rebirth, old age, sickness, emotional problems and all other difficulties of life we experience, but they also attain everlasting liberation, everlasting freedom, everlasting happiness for themselves, and are able to bring skies of happiness to numberless other sentient beings. All this comes from the root, bodhicitta, that most precious holy mind, renouncing I, cherishing others.

We can understand how this is true from reading texts that tell the stories of Buddha’s previous lives and the lives of other bodhisattvas, but we can also understand how a good heart is wish-fulfilling for your happiness from simple examples from the ordinary lives of common people in the world—how those whose minds are more compassionate in nature, who are good hearted, have much easier lives.

For example, if you are experiencing serious health problems, like cancer and so forth, but you have a good heart, your mind will be happy and peaceful because your main concern is not for yourself but for others; your concern is for other sentient beings. Therefore, your mind is peaceful. Even if you are dying, your mind is not disturbed because your concern is for others, not yourself. Even at the end of your life, at the very end of your human life, your experience of death is a happy one because your attitude is one of concern for others, not for I, not the self-cherishing, self-centered mind.

Even though things don’t work out for you, you encounter many obstacles, your life is going wrong, none of this bothers you, your mind is undisturbed, always happy and peaceful, because the first priority in your life is the happiness of others. What concerns you most is others, not yourself. That’s your goal. This attitude brings so much peace and happiness into your daily life, gives you so much satisfaction. Even if other people are causing you problems, hassling you, it doesn’t bother your mind; your mind remains peaceful and happy.

In particular, with a good heart, compassion for others, whenever a problem arises, you experience it for others, on behalf of other sentient beings. If you experience happiness, you experience it for others. If you enjoy a luxury life, comfort, you dedicate it to others. And if you experience a problem, you experience it for others—for others to be free of problems and to have all happiness up to enlightenment, complete perfect peace and bliss. Wishing others to have all happiness, you experience problems on their behalf.

That gives you incredible satisfaction and fulfillment, but not only that. If you have that attitude, no matter how many problems you experience, when you encounter each one you feel like you have discovered a precious treasure. You see it as an incredible opportunity to dedicate yourself to others; a great chance to experience the sufferings of others, like bodhisattvas do, like Buddha did, like Jesus Christ did; to take upon yourself the suffering of others.

Even though others might find that problem unbearable, for you, who has this attitude, it’s not a big bother, you don’t find it particularly difficult, you’re pretty easy about it—because of your good heart, that pure attitude of life. This makes your entire life very easy, very happy.

Your heart is not hollow, not empty, but overflowing with fulfillment, brimming with joy. In this way, even should you encounter many problems, you live your life with joy. You enjoy your problems; you even enjoy your death. No matter what happens, you enjoy it with bodhicitta, the thought that cherishes others. What ordinary people might find undesirable, the person with the good heart, the attitude of cherishing others, finds desirable because that person can make problems beneficial for other sentient beings. The person with a good heart, a compassionate mind, the thought of cherishing others, the bodhicitta attitude, makes the problem useful, beneficial for others. In this way, this person’s experience of problems becomes a cause for the happiness of all sentient beings—not just temporary happiness but that of the highest, full enlightenment. Bodhicitta makes the person’s experience of problems a cause for the happiness of all living beings. How? By transforming problems into the path to enlightenment.

http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=243&chid=644

Lama Zopa Rinpoche

No comments:

Post a Comment